Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Ba điểm yếu cần khắc phục khi tham gia TPP
Lê Tân - 23/08/2013 06:45
 
 Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, ông Diệp Thành Kiệt cho rằng, doanh nghiệp Việt còn rất mơ hồ về Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo đó, cần khắc phục được 3 điểm yếu khi Việt Nam tham gia Hiệp định này. Lao động hưởng lợi nhờ gia nhập WTO >Báo động sức khỏe của doanh nghiệp Việt

Hôm qua (22/8), bắt đầu Vòng đàm phán thứ 19 về Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), tổ chức tại Brunei.

Là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đàm phán thương mại và là Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, ông Diệp Thành Kiệt trao đổi về những cơ hội và khó khăn của doanh nghiệp trong nước khi Việt Nam khi gia nhập TPP.

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam

Thưa ông, đâu là điểm khác biệt căn bản giữa TPP và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)?

Về cơ bản, TPP hạn chế về số lượng thành viên.

WTO hiện có 155 thành viên, trong khi TPP mới có 12 nước quan tâm và tham gia đàm phán.

Về cơ bản, tất cả những điều luật của WTO cần phải được tôn trọng khi gia nhập TPP.

Tuy nhiên, vì là hiệp định trong tương lai, nên yêu cầu đưa ra khắt khe hơn và phạm vi lĩnh vực cũng mở rộng hơn.

Cụ thể, TPP mở rộng hơn cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, TPP còn quan tâm đến các vấn đề phi thương mại, như mua sắm chính phủ, môi trường, lao động, công đoàn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Như vậy, TPP mang tính kế thừa và nâng cao so với WTO, nên các cam kết TPP sâu rộng hơn, toàn diện hơn.

Nhiều ý kiến lo ngại rằng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi TPP có hiệu lực vì những yêu cầu và ràng buộc khắt khe. Theo ông, đâu là những điểm yếu lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục để tham gia TPP?

Trước hết là yếu về vốn. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành chịu tác động nhiều từ TPP, như thủy sản, dệt may, da giày và lĩnh vực nông nghiệp, đều hạn chế về vốn.

Thứ hai là hạn chế về khả năng tạo giá trị gia tăng. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp như dệt may, da giày… thường chỉ làm gia công. Muốn thoát khỏi gia công để có thể xuất khẩu trực tiếp, thì phải quan tâm đến công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu về hoạt động này. Hầu hết doanh nghiệp làm theo thiết kế và đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài, chứ chưa sáng tạo.

Điểm yếu thứ ba là sự kém hiểu biết của doanh nghiệp về bản chất của các hiệp định để tận dụng thế mạnh và khắc phục điểm yếu. Các doanh nghiệp Việt Nam đang rất mơ hồ và thụ động khi nói về TPP cũng như các hiệp định khác.

Theo ông, các nhà quản lý và doanh nghiệp cần phải làm gì để khắc phục các điểm yếu trên để đón nhận TPP?

Tôi cho rằng, đã đến lúc cần phải có những giải pháp đồng bộ và triển khai quyết liệt. Nhiều chính sách đã đưa ra từ lâu, nhưng chưa quyết liệt thực hiện.

Ví dụ, việc đầu tư ngành nguyên phụ liệu đã được đặt ra từ hơn 10 năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa mấy tiến triển.

Thời gian sẽ không chờ đợi chúng ta. Sau khi Hiệp định TPP hoàn tất, sẽ có hơn 1 năm để Quốc hội các nước tham gia đàm phán thông qua. Sau đó là một khoảng thời gian ân hạn.

Như vậy, nhanh nhất, thời gian TPP có hiệu lực sẽ là 2 năm nữa. Theo đó, chúng ta buộc phải hoàn tất các điều kiện này trong khoảng thời gian tối thiểu 2 năm và tối đa 5 năm để có thể tận dụng những ưu thế mà TPP mang lại, cũng như giảm thiểu thiệt hại.

Tôi cho rằng, Chính phủ cần phải có những quyết sách quyết liệt và cần người nhạc trưởng tài ba để điều hành chuyện này.

Chẳng hạn, với việc đầu tư nguyên phụ liệu, Chính phủ phải quy hoạch rõ vùng nào được làm, vùng nào không. Đồng thời, Nhà nước có thể tham gia đầu tư hạ tầng rồi thu phí dần để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.

Một khi có những giải pháp căn cơ như vậy, thì chúng ta có thể khắc phục được những bất cập nêu trên.

Có ý kiến cho rằng, khi thực hiện TPP, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ được hưởng lợi nhiều hơn doanh nghiệp trong nước. Ông đánh giá thế nào về nhận định này?

Không hẳn như vậy. Doanh nghiệp nào làm được, hiểu được và tận dụng được cơ hội từ TPP và chuyển thành hành động thì sẽ hưởng lợi.

Được - mất hậu WTO
Sau 6 năm gia nhập WTO - một khoảng thời gian đủ dài để các chuyên gia kinh tế cân đong đo đếm chuyện “được - mất” khi tham gia sân chơi toàn cầu.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư