-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica
Đã đến lúc, khu vực nắm giữ nguồn lực lớn nhất của nền kinh tế phải được hoạt động đúng là doanh nghiệp, đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, được quản trị theo thông lệ quốc tế tốt để thoát khỏi tâm thế thúc thủ và bứt tốc.
Sau cổ phần hóa, vốn nhà nước tại Tổng công ty Sông Đà vẫn chiếm tới 99,79% và do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu. Ảnh: Đức Thanh |
Bài 2: Ngoài đất, doanh nghiệp nhà nước có gì?
Tài sản tiền tỷ, kinh nghiệm và nguồn nhân lực tốt không mang lại cho mọi doanh nghiệp nhà nước cơ hội vươn tầm.
Công văn xin xỏ
Trong lúc cả nền kinh tế gồng mình đối phó với tác động không thể lường trước của Covid-19, Bộ Xây dựng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, cho phép Tổng công ty Sông Đà (SDC) thi công một số đoạn đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 theo hình thức chỉ định thầu.
Đề nghị như một giọt nước tràn ly, sau những kiến nghị Nhà nước hỗ trợ được cho là sự than phiền thái quá của nhiều doanh nghiệp nhà nước do hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
SDC vốn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, được thành lập từ năm 1961. Đến năm 2018, SDC chuyển sang mô hình công ty cổ phần sau khi được cổ phần hóa. Trong phần giới thiệu trên trang web chính thức, SDC tự hào với vị trí là một trong các nhà thầu dẫn đầu Việt Nam trong thi công công trình ngầm, công trình giao thông... như hầm Hải Vân, cao tốc Láng Hòa Lạc, Quốc lộ 1A... Tổng công ty hiện có khoảng 20.000 cán bộ, công nhân lành nghề...
Nguồn: Tính từ Niên giám thống kê hằng năm của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Đồ họa: Thanh Huyền |
“Không lẽ, doanh nghiệp này không có gì ngoài việc đi xin xỏ? SDC có mạnh không? Tôi tin là có, nếu đứng ở góc độ nhà thầu xây lắp, ngay cả khi tình hình tài chính của doanh nghiệp có vấn đề. Nhưng tại sao Công ty không tự giới thiệu mình, mà lại là Bộ Xây dựng?”, TS. Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đặt hàng loạt câu hỏi khi trao đổi về đề xuất của Bộ Xây dựng.
Cùng thời điểm với đề xuất của Bộ Xây dựng, Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 cũng có tờ trình gửi Bộ Giao thông - Vận tải bày tỏ mong muốn tham gia thi công một số dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Cienco4 cũng từng là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, được thành lập từ năm 1962. Mặc dù đã được cổ phần hóa năm 2014 và hiện không còn đồng vốn nhà nước nào, nhưng lịch sử phát triển và những đóng góp của Cienco 4 trong ngành giao thông vẫn nằm trang trọng trên phần giới thiệu của Công ty.
“SDC hoàn toàn có thể làm như Cienco 4, tương tự các doanh nghiệp tư nhân khác, nếu muốn giới thiệu về mình cho chủ đầu tư. Nhưng họ lại để Bộ Xây dựng, hay họ muốn Bộ có công văn này? Họ không tự tin vào năng lực của mình trong vai nhà thầu, nên phải đi vận động, tìm kiếm ô dù chăng?”, ông Cung đặt tiếp câu hỏi.
Thực chất, SDC có lý do để không tự tin. Đầu năm 2020, Bộ Tài chính đã cảnh báo về khoản nợ phải trả 11.000 tỷ đồng của tổng công ty này tính đến cuối năm 2019, cũng như hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đã lên khoảng 2,8 lần, rất sát với mức 3 lần mà Bộ Tài chính yêu cầu không được vượt qua để giảm rủi ro tài chính. Song theo ông Cung, ở góc độ chọn nhà thầu thực hiện dự án, đây không phải là điểm yếu lớn.
“Điểm yếu chết người của SDC chính là tư duy phi thị trường trong hoạt động, ứng xử của cả doanh nghiệp và Bộ Xây dựng”, ông Cung nói.
Nguồn lực lớn đang bị hao mòn
Không chỉ SDC có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu rơi vào diện cảnh báo. Thậm chí, con số của SDC còn quá tốt khi so với một số doanh nghiệp của Vinachem (Công ty cổ phần Hóa chất và Phân đạm Hà Bắc - 73,72 lần), của Vicem (Công ty TNHH một thành viên Xi măng Vicem Tam Điệp - 17,71 lần), của Vinaincon (Công ty cổ phần Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp - 11 lần)...
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2019 gửi Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV vào tháng 5/2020 đã nhắc đến tình trạng nhiều công ty con của tập đoàn, tổng công ty nhà nước sản xuất - kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ lớn, mất vốn chủ sở hữu, phải giải thể; một số khoản đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn.
Rồi Công ty mẹ - Vinachem không có khả năng thanh toán khoản vay đến hạn. Công ty mẹ - VRG bảo lãnh cho các công ty vay vốn tại các tổ chức tín dụng, phải trả nợ thay chưa thu hồi 200,68 tỷ đồng...
“Chúng ta phải sốt ruột khi nhìn nguồn lực lớn của nền kinh tế đang bị hao mòn. Nếu không cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, thì cũng rất khó trông chờ vào hiệu quả tối ưu của các hoạt động cổ phần hóa hay thoái vốn. Tôi đang tự hỏi, không có đất, nhiều doanh nghiệp nhà nước còn gì hấp dẫn?”, ông Cung nói.
Nếu xét về tổng vốn nhà nước đang đầu tư vào khu vực này, thì chỉ tính 855 doanh nghiệp có vốn nhà nước, con số là 1,533 triệu tỷ đồng. Đó là mới tính các doanh nghiệp do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, UBND cấp tỉnh làm đại diện chủ sở hữu và không bao gồm giá trị tài sản công giao doanh nghiệp quản lý chưa tính vào vốn chủ sở hữu.
Nhưng điểm mạnh nhất của khu vực doanh nghiệp nhà nước không phải là con số đó, mà là sự có mặt trực tiếp nắm giữ tỷ trọng đa số hoặc có vị trí chi phối một số ngành, lĩnh vực nền tảng của nền kinh tế. Ví như, trong thị trường phát điện Việt Nam, các nhà máy điện thuộc các tập đoàn kinh tế nhà nước như EVN, PVN, TKV chiếm khoảng 87% trong cơ cấu nguồn đặt.
Trong ngành ngân hàng, dù tỷ trọng của kinh tế nhà nước có xu hướng giảm, nhưng cơ bản vẫn duy trì vị trí thống lĩnh thị trường. Trong lĩnh vực viễn thông, thông tin, liên lạc, doanh nghiệp nhà nước đang giữ vai trò chi phối, với Viettel, VNPT, MobiFone…
Đi cùng với đó là nguồn nhân lực có thâm niên, có kinh nghiệm và đặc biệt là giá trị thương hiệu hàng chục năm, mà không một doanh nghiệp tư nhân nào ở Việt Nam có được.
Nhưng nhìn lại hoạt động cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước những năm qua, sự hấp dẫn của họ với nhà đầu tư lại đến từ đất. Ví như kết quả thoái vốn thành công của Vinachem tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng (SRC) với mức giá khởi điểm gần gấp đôi thị giá tại thời điểm công bố trong bối cảnh hiệu quả kinh doanh sụt giảm là nhờ các khu “đất vàng” mà SRC sở hữu.
Thậm chí, lý do chậm cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước vào thời điểm này là do đất chiếm phần lớn. Mặc dù trong nhiều báo cáo, nguyên nhân chính được phân tích là do các quy định liên quan đến quy trình, thủ tục phê duyệt phương án sắp xếp lại nhà đất khi tiến hành cổ phần hóa chưa phù hợp, cần cải thiện, nhưng không thể né tránh tâm lý chờ đợi, kỳ vọng vào các khoản lợi nhuận có được từ quỹ đất lớn, nhất là các “mảnh đất vàng” mà nhiều doanh nghiệp nhà nước có được.
Tâm lý thúc thủ vì mục tiêu bảo toàn vốn?
Vấn đề là, khối tài sản và tiềm lực, lợi thế kinh doanh vô cùng lớn mà các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ lại không đem lại hiệu quả như chính chủ đầu tư là Nhà nước mong muốn.
Theo tính toán của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khi đánh giá việc thực hiện cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2020, hiệu quả vốn đầu tư nhà nước thấp hơn hiệu quả đầu tư bình quân chung của nền kinh tế và thấp hơn rõ rệt so với khu vực ngoài nhà nước và khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Thậm chí, hiệu quả đầu tư của bản thân kinh tế nhà nước có xu hướng giảm. Nói cách khác, doanh nghiệp nhà nước đang phải sử dụng nhiều vốn hơn các doanh nghiệp khác để tạo ra một đơn vị giá trị sản phẩm đầu ra.
Chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp nhà nước thấp nhất khi so với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI. Tỷ suất lợi nhuận của khu vực này giai đoạn 2016-2020 thấp hơn giai đoạn 2011-2015.
Nhưng có vẻ các đánh giá trên chưa chạm vào lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước. Soi báo cáo kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhà nước, việc đảm bảo mục tiêu bảo toàn vốn luôn được nhắc tới như một thành tích đầu tiên, hầu như vắng bóng các đánh giá về giá trị doanh nghiệp trên thị trường, cơ hội cạnh tranh, bứt tốc trên thị trường quốc tế...
Trong kinh doanh, nếu chỉ cần tạo ra thêm một đồng sẽ được coi là phát triển vốn, không lỗ là bảo toàn vốn, là hoàn thành nhiệm vụ, thì sẽ không thể tạo áp lực cho cả đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước cũng như lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước ứng xử như một doanh nghiệp thực thụ trong nền kinh tế thị trường.
Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Ban Nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) thừa nhận, lo ngại doanh nghiệp nhà nước không chỉ thu hẹp về số, về diện, mà còn yếu đi về chất, về năng lực cạnh tranh hoàn toàn có cơ sở.
(Còn tiếp)
-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới
-
Thương nhân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu