
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025
![]() |
Việt Nam đã được các doanh nghiệp Nhật bình chọn là địa điểm đầu tư hứa hẹn nhất trong năm 2020 ở châu Á |
Cuộc khảo sát được thực hiện trực tuyến từ tháng 11-12/2019, Việt Nam nhận được 42,1% trong số 820 câu trả lời hợp lệ, dựa trên các yếu tố như tiềm năng của một thị trường đang phát triển và nguồn cung lao động giá rẻ, có kỹ năng.
Ấn Độ đứng ở vị trí thứ hai với 12,2%, khi những người tham gia cuộc khảo sát dành nhiều kỳ vọng cho thị trường đang phát triển và tiềm năng của nước này với vai trò là cửa ngõ vào khu vực Trung Đông và châu Phi. Myanmar vươn lên vị trí thứ ba với 11,6%, trong khi Indonesia đứng ở vị trí thứ tư với 6,6%.
Trung Quốc, một điểm đến đầu tư đã đánh mất phần nào sức hấp dẫn do những lo ngại về căng thẳng thương mại giữa nước này với Mỹ và chi phí nhân công gia tăng, xếp ở vị trí thứ năm với 5,1%.
Ông Tamotsu Majima, Giám đốc cấp cao của Công ty dịch vụ tư vấn M&A hàng đầu Nhật Bản - RECOF Corporation cho biết, lượng giao dịch giữa doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam đã đạt kỷ lục. Nếu như 4 năm qua chỉ có khoảng 20 - 25 giao dịch, năm 2019 thì tính đến tháng 7 đã có tới 21 giao dịch. Các công ty Nhật ngày càng quan tâm đến Việt Nam, đặc biệt là sản xuất và dịch vụ.
Nguyên nhân là do 2 nền kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam ngày càng tiến gần nhau hơn, ngày càng nhiều người Việt Nam du lịch sang Nhật Bản và ngược lại. Mặt khác, nhân lực Việt Nam tham gia các hoạt động kinh tế của Nhật Bản ngày càng gia tăng, người Nhật cũng dần quen với việc tuyển dụng nhiều nhân lực Việt Nam.
Theo ông Masataka Sam Yoshida, CEO của RECOF, các công ty Nhật Bản đang đầu tư mạnh vào Việt Nam một phần do nhu cầu cạnh tranh sản xuất do căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc kéo dài.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển cũng thu hút các nhà bán lẻ Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực tiêu dùng, hàng hoá kinh doanh và nhiều ngành công nghiệp khác.
Trong năm 2019, nhiều giao dịch đáng chú ý đã được thực hiện: Công ty Cổ phần chế tạo thuốc Taisho mua cổ phần của Dược Hậu Giang, Công ty Misui Corp mua cổ phần của Thuỷ sản Minh Phú, Sumitomo Corp dự kiến mua cổ phần của Gemadept…

-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh -
Thu ngân sách nhà nước nửa đầu năm 2025 đạt mức tăng trưởng vượt trội
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower