
-
Hòa Phát đầu tư dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao của Tập đoàn Primetals
-
Hải quan tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến để phục vụ doanh nghiệp
-
Hai cảng hàng không lớn của Việt Nam vào danh sách 100 sân bay tốt nhất thế giới
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 10/4/2025
-
Vietnam Airlines: Đón cú hích cho chiến lược cân bằng thương mại Việt - Hoa Kỳ -
Vietnam Airlines ký thỏa thuận tín dụng hơn 560 triệu USD với Ngân hàng Citi
Phát biểu tại buổi hợp giới thiệu về Hội chợ K 2016, do Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Đức (GIC/AHK Vietnam) phối hợp với Messe Duesseldorf; Hiệp hội nhựa Việt Nam tổ chức hôm 2/3, ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, thời gian qua có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã mua lại các công ty nhựa của Việt Nam, nhiều trường hợp không chỉ tham gia cổ phần theo dạng đầu tư, mà còn mua 100% để tham gia chi phối, điều này cho thấy họ đánh giá rất cao ngành nhựa Việt Nam.
Có thể kể một số cái tên đã bán 100% cho đối tác Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc như Công ty Nhựa Batico, Công ty cổ phần Nhựa bao bì Sài Gòn, Công ty cổ phần nhựa bao bì Tân Tiến...
![]() |
Hội chợ K 2016 sẽ chào đón hơn 200.000 khách tham quan trên thế giới và hơn 3.000 nhà triển lãm tham gia. |
Nguyên nhân, theo ông Lam, ngành nhựa trong nước có mức độ tăng trưởng từ 16-18% mỗi năm, đây là mức tăng trưởng cao chỉ sau ngành viễn thông và may mặc. Nếu năm 1990, sản phẩm nhựa trên đầu người chỉ đạt 3,8 kg/năm thi nay đã tăng lên 41 kg/năm. Con số này vẫn còn thấp hơn gần một nửa so với các nước trong khu vực, như Thái Lan chẳng hạn.
Bên cạnh đó, ngành nhựa Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ hiệp định từ TPP vì chỉ yêu cầu chứng minh nguồn góc sản xuất ở Việt Nam chứ không yêu cầu chứng minh nguyên liệu đó được sản xuất tại Việt Nam.
Trong khi đó, các ngành nhựa Việt Nam được biết đến như là một ngành kỹ thuật gia công về chất dẻo, vốn giá trị gia tăng thấp. Đã vậy, đặc thù ngành nhựa của Việt Nam là nhập khẩu từ 85% đến 90% nguyên liệu đầu vào.
Ông Lam cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và có sự phát triển trong tương lai, điển hình là ngành nhựa kỹ thuật cao. Điều này cần sự đầu tư nghiêm túc về công nghệ thiết bị máy móc.
Theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt nam, hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp tham gia, sử dụng hơn 200.000 lao động. Đa số tập trung ở TP.HCM (84%).
Hội chợ K 2016 do Công ty Messe Duesseldorf tổ chức là nơi tập trung các giải pháp tiên tiến trong ngành nhựa và cao su. Dự kiến hội chợ sẽ chào đón hơn 200.000 khách tham quan trên thế giới và hơn 3.000 nhà triển lãm tham gia.

-
Hải quan tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến để phục vụ doanh nghiệp
-
Hai cảng hàng không lớn của Việt Nam vào danh sách 100 sân bay tốt nhất thế giới
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 10/4/2025
-
Vietnam Airlines: Đón cú hích cho chiến lược cân bằng thương mại Việt - Hoa Kỳ
-
Bức tranh doanh nghiệp quý I/2025: Áp lực thị trường quá lớn -
Vietnam Airlines ký thỏa thuận tín dụng hơn 560 triệu USD với Ngân hàng Citi -
Gió thuận chiều cho thị trường hàng không Việt -
FPT Long Châu và Báo Nhân Dân hợp tác và phát triển bền vững vì sức khỏe người Việt -
Ra mắt Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Sứ mệnh mới, tầm nhìn mới -
Tập đoàn Suedwolle Group (Đức) khai trương Nhà máy dệt nhuộm Ninh Thuận vốn 21 triệu USD -
Doanh nghiệp tiếp tục sử dụng giấy đăng ký kinh doanh cũ, dù địa giới hành chính thay đổi
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Bất động sản