-
Bảo vệ hàng Việt xuất khẩu trước "làn sóng" phòng vệ thương mại -
Kỳ tích xuất khẩu hơn 400 tỷ USD và dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế -
Xuất khẩu sang EU tăng thêm 8 tỷ USD nhờ sự bứt phá của một nhóm hàng lớn -
Tập đoàn Xuân Thiện: Mang những mùa xuân tươi đẹp về với Thành Nam -
Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ: Vạn con tim cùng chung nhịp đập -
Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam: Cùng Việt Nam vươn mình
Thông thường, ở Việt Nam, quý III là giai đoạn thấp điểm của thị trường do nhu cầu trong nước giảm, tồn kho thường tăng cao do các tỉnh phía Nam bước vào vụ thu hoạch lúa Hè Thu, và thu hoạch lúa Chiêm tại khu vực phía Bắc, nên doanh số bán hàng của nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành giảm.
Tuy nhiên, với dự báo tình hình trên thế giới do ảnh hưởng của dịch COVID 19, nhiều nước chú trọng tăng cường đầu tư cho sản xuất nông nghiệp khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. Đặc biệt là tại các nước ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Srilanka, Campuchia và các nước Mỹ la tinh như Brazil, Argentina.
Đạm Cà Mau đã triển khai xuất khẩu các đơn hàng lớn với tổng lượng xuất khẩu đạt 120.000 tấn . |
Đơn cử như Ấn Độ, trong 2 đợt thầu trong tháng 8/2020 đã đặt mua hơn 2,7 triệu tấn urea (trong đó RCF trúng thầu 952.000 tấn trong phiên thầu ngày 10/8 và MMTC trúng thầu 1,795 triệu tấn trong phiên thầu ngày 26/8); Brazil bình quân 3 tháng gần đây mua từ 450.000 - 600.000 tấn, đó là chưa kể nhu cầu nhập khẩu từ các nước khác với nguồn cung đến từ nhiều nước trong khu vực Trung Đông, Trung Quốc, Đông Nam Á, Nga, Ai Cập…
Tận dụng cơ hội từ thị trường thế giới, chủ động trong kế hoạch triển khai hoạt động xuất nhập khẩu, Đạm Cà Mau đã phối hợp với các đối tác, nhà phân phối lớn tham gia các phiên đấu thầu quốc tế và thu được kết quả khả quan, góp phần quan trọng trong quá trình triển khai kế hoạch năm 2020. Qua đó, không chỉ mang về hàng chục triệu USD doanh thu, cải thiện hiệu quả kinh doanh của công ty mà còn góp phần trực tiếp giảm áp lực tồn kho, cân bằng cán cân cung cầu của ngành phân bón nội địa nói chung và tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu phân bón Việt Nam ra thị trường khu vực và thế giới.
Đạm Cà Mau tiếp tục chủ động triển khai mở rộng thêm các thị trường mới. |
Trong quý IV/2020, Đạm Cà Mau tiếp tục chủ động triển khai mở rộng thêm các thị trường mới nhằm thực hiện chiến lược lớn của Công ty với khát vọng vươn tầm khu vực trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón nhưng vẫn đặt ưu tiên hàng đầu cho công tác bán hàng tại khu vực nội địa, đã sẵn sàng cung ứng hơn 200.000 tấn phân bón phục vụ cho vụ Đông Xuân ở khu vực ĐBSCL cũng như đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ phân bón ở các vùng miền khắp cả nước.
Gần 10 năm nhìn lại, tầm nhìn trở thành doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón hàng đầu khu vực của Đạm Cà Mau đang dần được hiện thực hóa, không chỉ từng bước khẳng định vị thế cạnh tranh của mình mà còn hướng đến khát vọng góp phần cùng các đơn vị khác đưa doanh nghiệp Việt vươn cao, vươn xa trên thị trường thế giới.
-
Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng -
Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ: Vạn con tim cùng chung nhịp đập -
Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam: Cùng Việt Nam vươn mình -
Ngày Xuân nghe người trẻ nói chuyện khởi nghiệp -
Xuất khẩu sang Canada tăng trưởng ấn tượng -
Việt Nam chi 25,8 tỷ USD nhập khẩu dầu thô, khí đốt hóa lỏng, than đá -
Vietnam Airlines ước đạt lợi nhuận 7.267,4 tỷ đồng cả năm 2024
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết