-
Tỷ phú, nhà sáng lập Vietjet gặp gỡ đối tác chiến lược tại Mar-a-Lago -
GELEX là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam 2024 -
Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp ngành điện -
Đến thời điểm tách bạch vị trí chủ tịch và tổng giám đốc -
Phòng vệ thương mại tiếp tục “nóng” trong năm 2025 -
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024
Lãnh đạo Hiệp hội Dệt May Việt Nam làm việc tại Nhà máy YKK Hà Nam. |
YKK Việt Nam, thuộc Tập đoàn YKK Nhật Bản, chuyên sản xuất khóa kéo chất lượng cao phục vụ ngành dệt may, da giày, túi xách... đã tăng sản lượng sản xuất tại Việt Nam gấp 100 lần, sau 25 năm vào đầu tư.
YKK có mặt tại Việt Nam từ năm 1998, với nhà máy đầu tiên tại khu công nghiệp Amata (Đồng Nai). Năm 2018, YKK xây dựng nhà máy thứ hai tại Hà Nam, nhằm tăng khả năng phục vụ các đối tác ngành thời trang.
Chia sẻ cùng đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam trong chuyến thăm Nhà máy YKK tại Hà Nam mới đây, ông Yuji Furukawa, Tổng giám đốc YKK Việt Nam cho biết: "Việt Nam gia nhập WTO đã kéo theo nhiều doanh nghiệp toàn cầu đến đầu tư sản xuất, mở rộng kinh doanh, đưa Việt Nam thành một trung tâm gia công sản phẩm thời trang. Đó là lý do doanh nghiệp mở rộng năng lực sản xuất. Sau 25 năm hiện diện, YKK Việt Nam tăng sản lượng sản xuất dây khóa kéo gấp 100 lần, số lượng nhân sự tăng gấp bảy lần, với 2.800 người".
Hiện nay, các nhà máy của YKK có thể dệt sợi thành băng vải, đục các răng cưa của dây kéo kim loại hay tự sản xuất đầu khóa.
Hầu hết các công đoạn sản xuất của YKK Việt Nam, bao gồm cả khâu nhuộm đều là tự động. Dây khóa kéo của YKK Việt Nam có 30.000 màu, số lần kéo lên kéo xuống tối thiểu 1.000 lần tùy loại sản phẩm, thời gian giao hàng sau từ 5–10 ngày xác nhận đơn hàng tùy theo mặt hàng phức tạp hay đơn giản, số lượng nhiều hay ít.
Ông Yuji Furukawa cho biết thêm, trước đây YKK Việt Nam phải nhập một số sản phẩm đầu khóa kéo từ các công ty YKK nước ngoài để cung cấp cho các khách hàng nội địa, nhưng hiện nay, nhà máy ở Việt Nam đã sản xuất đa phần các sản phẩm của YKK. Ngoài “xuất khẩu tại chỗ”, sản phẩm được xuất khẩu sang các nước như Campuchia và Myanmar.
Việt Nam hiện là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các thương hiệu thời trang như Nike, Adidas, Decathlon, và YKK Việt Nam cung cấp trực tiếp sản phẩm đến các nhà máy sản xuất, gia công cho các thương hiệu này.
Gia tăng đầu tư tại Việt Nam, đồng nghĩa YKK góp phần đưa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu về phụ liệu may mặc.
Năm 2023, YKK đã chuyển bộ phận kinh doanh toàn cầu đến một quốc gia bên ngoài Nhật Bản và Việt Nam đã được lựa chọn. Theo lãnh đạo YKK, đặt trụ sở bộ phận kinh doanh toàn cầu ở Việt Nam có thể nhìn ra được cả thế giới.
Với kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 44 tỷ USD năm 2022, và 40 tỷ USD vào cuối năm 2023, Việt Nam là quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu hàng dệt may (sau Trung Quốc, Bangladesh).
Điều này tác động tích cực đến các công ty trong chuỗi cung ứng như YKK, trở thành lý do YKK chuyển trụ sở chính của bộ phận bán hàng toàn cầu từ Nhật Bản sang Việt Nam.
Đa phần sản phẩm của Uniqlo sử dụng khóa kéo YKK, trong khi các hãng Nike, Adidas khoảng 70–80%.
-
Tasco được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024 -
T&T đầu tư điện gió tại Lào; VIMC lợi nhuận kỷ lục; Vingroup lập công ty người máy -
Nới “manh áo chật” cho VEC -
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam lần thứ sáu liên tiếp
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam