-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Trong công văn 45 do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) gửi đến Bộ Tư pháp vào cuối tháng 04/2021 có đề xuất nội dung dự kiến rà soát, nhận diện đầy đủ các tồn tại hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ dài hạn của đại dịch.
Trong đó, VASEP kiến nghị Bộ Tư pháp báo cáo và đề nghị Chính phủ có ý kiến với Hội đồng nhân dân và UBND TP.HCM xem xét không áp dụng thu phí công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển theo Nghị quyết 10/2020, ít nhất là cho đến hết năm nay.
Đồng thời, đại diện các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đề nghị giảm các mức thu nói trên theo hướng, không coi đây là nguồn đóng góp ngân sách chính cho Thành phố.
Thêm với đó, cần công khai, minh bạch cụ thể các khoản thu chi, chi như thế nào, vào những công trình cụ thể nào cũng như không sử dụng ngân sách thu từ khoản này vào các hoạt động, công trình không phục vụ hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu tại các cảng biển.
Các mức phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích khu vực cửa khẩu, cảng biển tại TP.HCM dự kiến được áp dụng từ đầu tháng 07/2021. |
Mức thu phí trên được kỳ vọng dùng để đảm bảo và mở rộng đường bộ xây dựng cầu phát triển kết cấu, hạ tầng giao thông trên địa bàn.
Dù vậy, các doanh nghiệp lại cho rằng, trong nhiều năm qua, họ đã phải nộp nhiều loại phí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng như phí cầu đường, phí sử dụng đường bộ, phía tại trạm BOT,…
VASEP lấy ví dụ với doanh nghiệp thuỷ sản tại Khánh Hòa khi vận chuyển hàng đến cảng Cát Lái (TP.HCM) phải trả phí tại 7 trạm BOT.
Mỗi container (cont.) phải đóng tiền qua trạm 2 lượt khi đi và về.
Tổng phí qua một trạm là 360.000 đồng/cont., thì với mỗi container hàng, doanh nghiệp hiện phải trả thêm phí cầu đường 2,5 triệu đồng.
Như vậy trung bình mỗi năm, một doanh nghiệp thủy sản ở Khánh Hòa với 3.000 container xuất khẩu thì phải trả thêm 7,5 tỷ đồng tiền phí trạm BOT.
Ban chấp hành VASEP tính toán, nếu phải gánh thêm khoản phí mới về sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển tại TP.HCM thì một doanh nghiệp thủy sản quy mô trung bình ở ngoài Thành phố sẽ phải chi trả thêm khoảng 5,5 tỷ đồng.
Container hàng hoá tại Tân Cảng- Cát Lái (ảnh: Lê Toàn). |
Ngoài ra, việc tổ chức thu phí theo một kênh thu khác được cho là bất hợp lý và không khả thi, tạo thêm thủ tục nộp phí mà doanh nghiệp phải làm.
Quy định mới này cũng có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp mở tờ khai trong và ngoài TP.HCM.
Như vậy sẽ gây tắc nghẽn mạng của hải quan Thành phố, khiến ách tắc trong quá trình thực hiện, nếu tất cả các doanh nghiệp ngoài địa bàn đồng loạt chuyển hết về khai báo hải quan tại Thành phố.
Hầu hết tất cả các doanh nghiệp thủy sản nói riêng, các doanh nghiệp ngành hàng xuất khẩu nói chung đều có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, gia công hàng và tái xuất thành phẩm.
Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải chịu hai lần phí: một lần cho container hàng nhập khẩu và một lần cho container hàng xuất khẩu.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho rằng, việc thu phí như vậy chưa phù hợp, khi doanh nghiệp đang phải trả rất nhiều chi phí phục vụ cho mục đích xây dựng, mở rộng cơ sở hạ tầng của các địa phương; đồng thời đi ngược lại chủ trương chung của Chính phủ trong việc thúc đẩy việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Đại diện các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cũng lo ngại mức phí mới này được áp dụng sẽ làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và trong ngành hàng thủy sản nói riêng, đặc biệt khi tất cả đều đang nỗ lực duy trì kinh doanh trong bối cảnh khủng hoảng vì đại dịch.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025