-
Phát lệnh triển khai xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C -
Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi hơn 6.235 tỷ đồng; 8.200 tỷ nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân -
Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
Quảng Trị có dự án sản xuất ván ghép 130 tỷ đồng
Tăng cường kết nối
Tại TP. Quy Nhơn, UBND TP.HCM và UBND 6 tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, quá trình hợp tác, phát triển vừa qua cũng cho thấy những tồn tại, điểm nghẽn trói buộc tiềm năng và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của vùng, cần sự hỗ trợ của những đầu tàu kinh tế của cả nước, trong đó có TP.HCM.
Bên cạnh điểm nghẽn như các ngành kinh tế chủ lực tại các khu kinh tế, khu công nghiệp của các địa phương có sự trùng lắp nên bị phân tán nguồn lực đầu tư; tiềm năng về kinh tế biển chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả... Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tuy có cải thiện nhưng vẫn chưa cao.
“Phần lớn các doanh nghiệp mới tham gia vào một số công đoạn của mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, chưa có nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế”, ông Tuấn nói.
Do đó, trong 5 năm nội dung kiến nghị hỗ trợ Vùng Duyên hải Trung Bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác, liên kết, Chủ tịch tỉnh Bình Định đề nghị UBND TP.HCM quan tâm giới thiệu các doanh nghiệp lớn của Thành phố tham gia đầu tư tại các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ, tạo động lực đồng hành của chính quyền đối với doanh nghiệp trong hợp tác song phương và đa phương với các tỉnh.
Đồng thời, UBND TP.HCM tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp từ Vùng Duyên hải Trung Bộ tham gia vào các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại Thành phố.
TS. Trần Du Lịch đề xuất nhiều giải pháp kết nối giữa TP.HCM và Vùng Duyên hải Trung Bộ trong thời gian tới. |
Trong khi đó, TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, nếu trước đây, thách thức lớn nhất của khu vực miền Trung là về kết nối hạ tầng giao thông thì thách thách lớn nhất hiện nay là về hạ tầng số và chuyển đổi xanh.
“Chuyển đổi số, khu công nghiệp xanh, đô thị xanh đây là thách thức lớn, tôi đánh gia không thua thách thức về nghẽn hạ tầng giao thông, có khi còn khó hơn”, TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Do đó, TS. Trần Du Lịch đề nghị TP.HCM trong quá trình chuyển đổi nên truyền kinh nghiệm và liên kết các tỉnh, từng nơi một, từng khu công nghiệp một, từng địa bàn một để cùng nhau hợp tác giải quyết điểm nghẽn này.
Để việc liên kết giữa TP.HCM và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung Bộ hiệu quả, TS.Trần Du Lịch cho rằng, đầu tiên các địa phương cùng nhau phải nối kết đường ven biển.
“Đây là điểm nhấn để các địa phương cùng phát triển, khai thác các tiềm năng ven biển”, TS. Trần Du Lịch gợi ý.
Tiếp đến, TS. Trần Du Lịch cho rằng, cần chuyển du lịch tỉnh sang du lịch vùng. Đồng thời, thông qua hợp tác, các công ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành lớn tại TP.HCM phải gắn với từng tỉnh, từng vùng để tổ chức hình thành, một cách bài bản
Đối với việc xúc tiến đầu tư và thương mại thời gian tới, TS.Trần Du Lịch gợi ý các tỉnh nên xúc tiến đầu tư quốc tế. Theo đó, trong 6 tỉnh, mỗi tỉnh chỉ nên chào 10 dự án, nhưng mỗi dự án phải có chính sách rõ ràng, cam kết cụ thể với nhà đầu tư. TP.HCM là đầu mối nối kết các tổ chức quốc tế để làm 1 hội nghị chung cho các tỉnh.
“Tổ chức kết nối đầu tư không phải 1 điểm mà thành chuỗi, thành hệ thống doanh nghiệp”, TS.Trần Du Lịch phát biểu.
Doanh nghiệp hưởng lợi từ hợp tác
Chia sẻ tại hội nghị sơ kết, đại diện các doanh nghiệp đến từ TP.HCM, tỉnh Khánh Hòa và Bình Định đều nhìn nhận bản thân doanh nghiệp được “hưởng lợi” rất nhiều từ Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung Bộ
Theo ông Trần Thanh Danh, Giám đốc bán hàng toàn miền Trung, Công ty cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh cho biết, ngoài khu vực miền Nam, công ty hiện có mặt tại tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.
Với kế hoạch sắp tới, Bách Hóa Xanh dự kiến mở thêm cửa hàng tại tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi để phục vụ nhu cầu mua sắc ngày càng cao của người dân.
Ông Danh cho biết, việc mở thêm các cửa hàng giúp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại địa phương. Ví dụ tại Ninh Thuận, sản phẩm nho, táo mỗi tháng Công ty thu mua hơn 300 tấn nên nếu mở thêm cửa hàng thì sản phẩm đến tay nhiều người tiêu dùng hơn và nhiều người biết đến hơn.
“Nếu được mở thêm cửa hàng, Công ty cam kết liên kết vùng, đưa các sản phẩm nông sản địa phương, đưa sản phẩm nổi bật của từng tỉnh đến các thị trường lớn”, ông Danh nói.
Ông Nguyễn Hữu Vinh, Giám đốc Công ty cổ phần IPP Sachi (doanh nghiệp tại Bình Định) cho rằng, kết quả doanh nghiệp đạt được hôm nay nhờ có sự hỗ trợ của tỉnh Bình Định, các tỉnh Duyên hải Miền Trung và đặc biệt là TP.HCM.
“Được sự hỗ trợ của TP.HCM, công ty đã từng bước đưa các sản phẩm vào các hệ thống Winmart, Coopmart, 1 số hệ thống siêu thị”, ông Vinh chia sẻ.
Về sự hợp tác phát triển kinh tế TP.HCM và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung Bộ thời gian qua, Giám đốc Công ty cổ phần IPP Sachi khẳng đinh, với tư cách là 1 doanh nghiệp địa phương đã hưởng lợi trực tiếp từ những chính sách kết nối đầu tư cũng như kết nối thị trường, được hỗ trợ cơ sở hạ tầng, thỏa thuận mang lại vận chuyển thông thoáng hơn so với phân phối hàng hóa.
Ông Vinh cho hay, tại hội nghị, Công ty Sachi đã có cuộc họp kết nối Công ty Bách Hóa Xanh để đưa sản phẩm Bình Định vào chuỗi cửa hàng của Bách Hóa Xanh.
Với kinh nghiệm và thành công trong việc kết nối doanh nghiệp giữa các địa phương thời gian qua,ông Nguyễn Xuân Du, Giám đốc Kinh doanh toàn quốc Công ty cổ phần DTFOOD (DTGROUP) đề xuất đẩy mạnh kết nối giữa các tỉnh Vùng Duyên hải Trung Bộ và TP.HCM.
Bao gồm, kết nối về nguồn nguyên liệu (Công ty DTFOOD đã kết nối nguồn nguyên liệu yến sào, rong nho với các tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên); kết nối hỗ trợ đầu ra; kết nối để nâng cao chất lượng sản phẩm; kết nối nuôi trồng sản xuất và du lịch tuần hoàn tạo thành tour du lịch; kết nối chuỗi cung ứng..
“Lãnh đạo, các đơn vị TP.HCM tạo điều kiện nhiều hơn, cho doanh nghiệp tham gia gần hơn, nhiều hơn, chủ động hơn vào chuỗi kết nối để nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa đưa vào các kênh phân phối của các tỉnh miền Trung, TP.HCM”, ông Du đề xuất.
Công ty cổ phần Thương mại Bách Hoá Xanh cũng đã gặp gỡ, làm việc với Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên về đề xuất đầu tư mỗi tỉnh 20 cửa hàng Bách Hoá Xanh và phối hợp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững tại địa phương.
-
Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi hơn 6.235 tỷ đồng; 8.200 tỷ nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân -
Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
Quảng Trị có dự án sản xuất ván ghép 130 tỷ đồng -
Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh -
Thừa Thiên Huế phê duyệt chủ trương xây mới cầu treo Bình Thành -
Đà Nẵng thông tin về lộ trình thu hút đầu tư vào khu thương mại tự do -
Đường đi của thủ tục đầu tư đặc biệt
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up