Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 27 tháng 11 năm 2024,
Doanh nghiệp Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách với Mỹ về giá trị vốn hoá
Anh Hoa - 05/07/2018 10:25
 
Các doanh nghiệp Trung Quốc đứng thứ hai sau Mỹ trong Top 100 doanh nghiệp giá trị nhất toàn cầu đạt mức vốn hóa kỷ lục 20 nghìn tỷ USD do PwC vừa công bố.

Theo xếp hạng Top 100 Toàn cầu của PwC, giá trị vốn hóa thị trường của 100 công ty lớn nhất trên toàn cầu đã tăng 2.597 tỷ USD (mức tăng 15%) so với ngày 31/03/2017. Con số này cao hơn mức tăng 12% trong năm 2017, và tiếp tục xu hướng tăng mỗi năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Doanh nghiệp Mỹ đóng góp 48% vào mức tăng trong năm nay nhờ vào điều kiện kinh tế vững mạnh và vị trí đứng đầu không thể thay thế trong lĩnh vực công nghệ. Vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp châu Âu có năm thứ 2 tiếp tục tăng trưởng, với thị phần không thay đổi.

•	Tổng vốn hóa thị trường của Top 100 công ty toàn cầu tăng 15% so với năm ngoái, đạt 20 nghìn tỷ USD, trong khi chỉ số MSCI World Index tăng 11,5%. Mỹ vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 54 công ty trong Top 100, chiếm 61% tổng vốn hóa thị trường
Tổng vốn hóa thị trường của Top 100 công ty toàn cầu tăng 15% so với năm ngoái, đạt 20 nghìn tỷ USD, trong khi chỉ số MSCI World Index tăng 11,5%. Mỹ vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 54 công ty trong Top 100, chiếm 61% tổng vốn hóa thị trường

Đây là năm thứ tư liên tiếp Mỹ chiếm hơn một nửa trong Top 100 (54 công ty, giảm từ 55 công ty vào năm 2017). Quốc gia này cũng chiếm đến 61% tổng vốn hóa thị trường, giảm 2% so với năm ngoái. Amazon là công ty có mức tăng tuyệt đối về giá trị vốn hóa cao nhất (tăng 278 tỷ USD, tương đương 66%) so với năm 2017.

Tiếp theo là hai công ty đến từ Trung Quốc: Tencent (tăng 224 tỷ USD, tương đương 82%) và Alibaba (tăng 201 tỷ USD, tương đương 75%). Ba công ty đạt mức tăng tuyệt đối cao nhất tiếp theo đều đến từ Mỹ, cụ thể là Microsoft, Alphabet và Apple.

Mặc dù chỉ đứng thứ sáu về giá trị tăng trưởng tuyệt đối, Apple có năm thứ bảy liên tiếp giữ vị trí dẫn đầu xét về vốn hóa thị trường. Tuy nhiên, cách biệt so với ở vị trí thứ hai của Alphabet đã thu hẹp 25%, xuống còn 132 tỷ USD (từ 175 tỷ USD vào năm ngoái).

Apple cũng là công ty trả cổ tức nhiều nhất, với 31 tỷ USD được phân phối cho các nhà đầu tư dưới dạng cổ tức và mua lại cổ phiếu trong năm 2017 (đã phân phối 29 tỷ USD trong năm 2016). JP Morgan Chase đứng thứ hai về phân phối giá trị với 24 tỷ USD, tăng từ 18 tỷ USD năm trước.

•	Trung Quốc giữ vững vị trí thứ hai, với tổng vốn hóa của các doanh nghiệp Trung Quốc trong Top 100 tăng 57% so với 31/03/2017, đạt 2.822 tỷ USD
Trung Quốc giữ vững vị trí thứ hai, với tổng vốn hóa của các doanh nghiệp trong Top 100 tăng 57% so với 31/3/2017, đạt 2.822 tỷ USD

Xét theo lĩnh vực, các công ty công nghệ năm thứ 3 liên tiếp đứng đầu về mức vốn hóa thị trường, theo sau là lĩnh vực tài chính và đứng ba là ngành hàng tiêu dùng. Ba công ty hàng đầu thế giới vẫn là các công ty công nghệ - Apple, Alphabet và Microsoft, tiếp theo là Tencent ở vị trí thứ năm và Facebook ở vị trí thứ tám (giảm từ thứ sáu vào năm ngoái).

Các công ty châu Âu bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong thập kỷ trước, và mức vốn hóa thị trường của các công ty này luôn biến động kể từ thời điểm đó.

Tuy nhiên, năm qua đã chứng kiến các doanh nghiệp châu Âu duy trì sự hồi phục, với số lượng các công ty châu Âu trong Top 100 tăng từ 22 lên 23 với mức tăng tổng vốn hóa thị trường đạt 331 tỷ USD.

Phân tích top 100 công ty này được tiến hành từ ngày 31/03/2017 đến ngày 31/03/2018, sử dụng dữ liệu giá trị vốn hóa thị trường với đơn vị tiền tệ là USD, theo vị trí địa lý. Tất cả các dữ liệu thị trường đều có nguồn gốc từ Bloomberg và chưa được PwC kiểm chứng độc lập.

Mặc dù đã có cải thiện, số lượng doanh nghiệp châu Âu vẫn thấp hơn đáng kể so với cột mốc 33 công ty trong Top 100 vào năm 2010. Châu Âu tiếp tục giữ 17% thị phần trong năm 2018, không thay đổi so với năm 2017 và giảm từ mức 27% năm 2009.

Giá trị vốn hóa thị trường của các công ty từ Trung Quốc nhảy vọt, tăng 57% so với năm 2017 khi có đến 12 công ty nằm trong Top 100, so với chỉ 10 công ty trong năm trước. Hồng Kông đóng góp hai công ty, tăng thêm một công ty so với năm 2017.

Tính theo giá trị tuyệt đối về mức tăng vốn hóa, Tencent năm thứ hai liên tiếp dẫn đầu Trung Quốc và đứng thứ hai toàn cầu chỉ sau Amazon, với mức tăng 82%, đạt 496 tỷ USD. Alibaba là công ty có mức tăng cao thứ hai Trung Quốc và đứng ở vị trí thứ ba trên toàn cầu, với giá trị tăng là 75%, đạt 470 tỷ USD. Những sự gia tăng mạnh mẽ này đã giúp cả hai công ty lọt vào Top 10 về vốn hóa thị trường, với Tencent ở vị trí thứ năm và Alibaba ở vị trí thứ bảy.

•	Top 10 bao gồm 8 công ty Hoa Kỳ và 2 công ty Trung Quốc, trong khi năm ngoái, toàn bộ 10 công ty đều đến từ Mỹ
Top 10 bao gồm 8 công ty Mỹ và 2 công ty Trung Quốc, trong khi năm ngoái, toàn bộ 10 công ty đều đến từ Mỹ

Theo ông Ross Hunter, Lãnh đạo Trung tâm IPO của PwC, điểm nổi bật nhất của số liệu năm nay là sự gia tăng mạnh mẽ về giá trị của các công ty hàng đầu Trung Quốc.

Trong nhiều năm, các công ty Mỹ đã sử dụng khả năng tiếp cận toàn cầu, sức mạnh tài chính và khả năng đổi mới để bứt tốc, tách khỏi phần còn lại của thế giới. Giờ đây, Trung Quốc đang có cách tiếp cận tương tự, nhờ vào quy mô lớn của thị trường Trung Quốc, để áp sát vị trí dẫn đầu của Mỹ.

Việc Tencent và Alibaba có mặt trong Top 10 là một dấu hiệu rõ ràng về sự thành công của các doanh nghiệp Trung Quốc trong việc thực hiện chiến lược này.”

Amazon và Walmart giành giật thị phần trên thị trường bán lẻ quốc tế
Hai hãng bán lẻ lớn nhất của Mỹ là Amazon và Walmart đang giành giật miếng bánh thị phần tại thị trường bán lẻ Ấn Độ.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư