-
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường -
Đánh giá về chống tiêu cực còn “mờ nhạt” -
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Thi công từ mờ sáng tới nửa đêm để sớm cấp điện trở lại tại Quảng Ninh
Bến xe khách Lương Yên sẽ chính thức ngừng hoạt động từ hôm nay 27/7 |
Tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều qua (26/7), Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã thông tin các nội dung liên quan đến công tác điều chuyển các đơn vị vận tải từ bến xe Lương Yên về các bến xe Gia Lâm, Yên Nghĩa, Nước Ngầm. Ông Viện cũng khẳng định, việc ngừng hoạt động khai thác bến xe khách Lương Yên là đúng Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô, đúng các quy định pháp luật và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cho khu vực.
Ngày 18/7, Sở GTVT HN đã có thông báo ngừng hoạt động khai thác bến xe khách Lương Yên kể từ ngày 27/7 do đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác là Chi nhánh Hà Nội – Công ty TNHH MTV Lương thực Lương Yên. Trước khi ngừng hoạt động, bến xe có 38 tuyến vận tải đi 19 tỉnh, thành phố, với 52 đơn vị vận tải, khoảng 319 phương tiện.
Tính đến thời điểm 12h ngày 26/7/2016, đã có 36/52 đơn vị đã làm thủ tục và ký hợp đồng dịch vụ với bến xe, trong đó có 6 đơn vị đã hoạt động kinh doanh vận tải từ ngày 24/7/2016.
Ông Viện cũng cho biết, theo Quy hoạch GTVT Thủ đô, bến xe Lương Yên không nằm trong quy hoạch. Các hợp đồng giữa đơn vị quản lý Bến xe với các doanh nghiệp vận tải cũng chỉ được ký đến ngày 26/7/2016, do đó việc ngừng hoạt động khai thác tại bến xe Lương Yên được các doanh nghiệp vận tải đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, việc ngừng hoạt động bến xe Lương Yên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp vận tải, nhất là thói quen đi lại của người dân, do đó sau khi đóng cửa bến xe, Sở Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo công khai các tuyến xe buýt hoạt động tại đây để kết nối với các bến xe khác của Thành phố, giúp nhân dân đi lại được thuận tiện.
Liên quan đến việc việc điều chuyển sẽ xuất hiện các tuyến xe chạy xuyên tâm, gây áp lực cho hạ tầng giao thông nội đô, Sở GTVT Hà Nội đã nghiên cứu, tính toán kỹ, theo đó các tuyến xuất phát từ bến xe Nước Ngầm đi các tỉnh phía Bắc sẽ theo hướng cầu Thanh Trì, đường QL5 kéo dài đến cầu Đông Trù…
Tương tự, các tuyến đi Hải Dương, Hải Phòng từ bến xe Yên Nghĩa sẽ đi theo hướng nút giao Khuất Duy Tiến lên đường vành đai 3 trên cao.
Hiện Bến xe Gia Lâm đã ký hợp đồng dịch vụ bến với 13/13 đơn vị với tần suất hoạt động 133/133 chuyến/ngày (chiếm 100% số chuyến của các đơn vị kinh doanh vận tải chuyển về). Bến xe Yên Nghĩa đã ký hợp đồng dịch vụ với 7/8 đơn vị với tần suất hoạt động 49/51 chuyến/ngày (chiếm 96% số chuyến của các đơn vị kinh doanh vận tải chuyển về). Còn Bến xe Ngước Ngầm đã ký với 16/34 đơn vị với tần suất hoạt động 99/162 chuyến/ngày.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết thêm, trong thời gian tới Sở sẽ có phương án hạn chế các phương tiện giao thông đi vào đường Phạm Văn Đồng để phục vụ thi công đường vành đai 3 trên cao, đoạn Mai Dịch – Cầu Thăng Long, dự kiến được khởi công vào dịp 2/9 tới.
Ông Viện cũng nhấn mạnh, Sở GTVT đã đề nghị bến xe Lương Yên thực hiện việc dừng khai thác bến theo đúng các quy định của pháp luật. Thực hiện thông báo, niêm yết thông tin, tổ chức hướng dẫn nhân dân về việc dừng và chuyển các tuyến vận tải tại bến; phối hợp với chính quyền địa phương, công an sở tại và Thanh tra giao thông để có kế hoạch điều chuyển giao thông, xử lý vi phạm liên quan đến trật tự an toàn giao thông và hướng dẫn Nhân dân.
Ngoài ra, Sở GTVT Hà Nội đã đề nghị các bến xe Gia Lâm, Yên Nghĩa, Nước Ngầm tiếp tục đôn đốc các đơn vị vận tải được điều chuyển khẩn trương hoàn thành việc ký hợp đồng dịch vụ với bến; thực hiện việc bố trí, tiếp nhận các đơn vị vận tải được điều chuyển đến một cách hợp lý, có chính sách hỗ trợ, ưu đãi phù hợp; thực hiện xây dựng việc tổ chức giao thông bên trong và cửa ngõ của bến; tích cực phối hợp với chính quyền địa phương công an sở tại và Thanh tra giao thông, phát hiện tình hình và chủ động đề xuất trong công tác đảm bảo an ninh trật tự trong và ngoài khu vực bến; chỉ đạo thanh tra Sở tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông – trật tự đô thị khi bến xe Lương Yên ngừng hoạt động…
-
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường -
Đánh giá về chống tiêu cực còn “mờ nhạt” -
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới
-
Sau bão số 3, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương thiệt hại hơn 36.000 tỷ đồng -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế -
Thi công từ mờ sáng tới nửa đêm để sớm cấp điện trở lại tại Quảng Ninh -
Phác thảo bức tranh kinh tế năm 2025 -
Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn khắc phục hậu quả siêu bão số 3 -
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt