Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Bến xe khách Lương Yên nhếch nhác trước ngày di dời
Việt Thành (Vietnamnet) - 29/05/2016 11:17
 
Sau 12 năm duy trì hoạt động là một bến xe tạm, hiện bến xe Lương Yên đã bị xuống cấp nghiêm trọng, công suất sụt giảm, gây ách tắc giao thông cục bộ trên địa bàn.

Không nằm trong quy hoạch giao thông Hà Nội tầm nhìn đến năm 2030 nên nhiều năm qua bến xe Lương Yên không được đầu tư nâng cấp. Cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng.

 

Năm 2004, nhà máy xay xát lương thực trên đường Nguyễn Khoái (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) dừng hoạt động, được tận dụng làm bến xe tạm, lấy tên là bến xe khách Lương Yên, với diện tích ban đầu là 10.200 m2. Một thời gian sau, công trình này đã nhiều lần được cân nhắc để thay đổi mục đích sử dụng phù hợp với tình hình thực tế.

Theo quyết định của Sở GTVT Hà Nội, bến xe khách Lương Yên sẽ chấm dứt mọi hoạt động vào ngày 26/7/2016.

Sở GTVT Hà Nội đã báo cáo UBND TP Hà Nội và dự kiến xây dựng 2 phương án di dời xe khách sang các bến xe khác trên địa bàn Hà Nội.

Phương án 1, sẽ điều chuyển các tuyến xe, phương tiện đang hoạt động tại bến xe Lương Yên về các bến xe còn khả năng tiếp nhận trên địa bàn thành phố.

Phương án 2, điều chuyển toàn bộ luồng tuyến và phương tiện từ bến xe Lương Yên sang sau khi bến xe khách Cổ Bi (Gia Lâm) đủ điều kiện tiếp nhận.

 

Đối chiếu theo khung quy chuẩn dành cho bến xe khách do Bộ GTVT ban hành quy định về các hạng mục: khu vực y tế, nơi phục vụ người khuyết tật, có diện tích khu vệ sinh lớn hơn 1% tổng diện tích khu vực xây bến, có diện tích dành cho cây xanh, thảm cỏ tối thiểu 2% dành cho tổng diện tích… Bến xe Lương Yên hoàn toàn không đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, một vấn đề bức thiết khác là việc tồn tại của bến xe Lương Yên nhiều năm nay đã biến đoạn đường ra vào bến trở thành điểm nóng giao thông, thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng vào giờ cao điểm, gây bức xúc cho người tham gia giao thông cũng như cư dân quanh khu vực.

Trao đổi về vấn đề quy hoạch bến xe tại Hà Nội gần đây, một chuyên gia ngành GTVT cho rằng, việc đóng cửa các bến xe nội thị như bến xe Hà Đông, bến xe Kim Mã và mới nhất là chủ trương di dời bến xe Lương Yên là hoàn toàn hợp lý, góp phần mang đến một Hà Nội khang trang, nề nếp hơn.

Theo bản quy hoạch mới được phê duyệt, giai đoạn đến năm 2020, Hà Nội sẽ xây mới, nâng cấp các bến xe khách nội đô và vành đai vệ tinh. Tới 2030 Hà Nội sẽ có 20 bến xe khách để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, “xóa sổ” tất cả những bãi đáp hay bến xe tạm.

Những hình ảnh ghi nhận tại bến xe Lương Yên trước ngày di dời:

 Hàng rong, xe ôm bủa vây bến xe.
Hàng rong, xe ôm bủa vây bến xe.
Xe ôm chèo kéo khách.
Xe ôm chèo kéo khách.
Những bãi đất trống tại bến xe bị sử dụng sai mục đích, trở thành bãi đáp của taxi dù, bãi thuê độc quyền của một số hãng xe, bãi bốc dỡ và tập kết hàng hóa của nhiều nhà xe tư nhân.
Những bãi đất trống tại bến xe bị sử dụng sai mục đích, trở thành bãi đáp của taxi dù, bãi thuê độc quyền của một số hãng xe, bãi bốc dỡ và tập kết hàng hóa của nhiều nhà xe tư nhân.
Lán, trại được dựng tự do, tạm bợ trong bãi bến để nuôi gà, thả chó, gây mất mỹ quan chung.
Lán, trại được dựng tự do, tạm bợ trong bãi bến để nuôi gà, thả chó, gây mất mỹ quan chung.
Nhiều hạng mục công trình xuống cấp bị bỏ quên, không được đầu tư cải tạo, chỉnh trang.
Nhiều hạng mục công trình xuống cấp bị bỏ quên, không được đầu tư cải tạo, chỉnh trang.
 Thùng rác bung nắp, tường và sàn cáu bẩn. Bãi đỗ xe bốc mùi xú uế, mùi khai nồng nặc xộc vào giữa trưa hè nắng nóng khiến nhiều khách phải đeo khẩu trang trong lúc chờ tới giờ xe chạy.
Thùng rác bung nắp, tường và sàn cáu bẩn. Bãi đỗ xe bốc mùi xú uế, mùi khai nồng nặc xộc vào giữa trưa hè nắng nóng khiến nhiều khách phải đeo khẩu trang trong lúc chờ tới giờ xe chạy.
Phòng bán vé, nơi được coi là “bộ mặt” của bến xe, cũng không được chăm chút. Diện tích phòng vé nhỏ hẹp, không tương xứng với quy mô bến xe.
Phòng bán vé, nơi được coi là “bộ mặt” của bến xe, cũng không được chăm chút. Diện tích phòng vé nhỏ hẹp, không tương xứng với quy mô bến xe.
Dự án xây mới bến xe Miền Đông, Miền Tây: Đằng đẵng ngày về đích
Được phê duyệt từ năm 2011, với tổng vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng, nhưng sau 5 năm, Dự án xây dựng mới Bến xe Miền Đông và Bến xe...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư