
-
Xây dựng VEC thành đơn vị nòng cốt trong đầu tư phát triển đường cao tốc quốc gia
-
Sun PhuQuoc Airways đã có Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
-
Bộ Tài chính: Có hộ kinh doanh đạt doanh thu lên đến 560 tỷ đồng/năm
-
Giải “cơn khát” nhân lực trong phát triển đường sắt
-
Vĩnh Hoàn chững lại sau giai đoạn tăng tốc xuất khẩu -
200 doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam 2025, thêm hành trang chinh phục thị trường toàn cầu
![]() |
Chuỗi cung ứng trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có 2 phần, phần nội bộ (Internal Supply Chain) bao gồm các hoạt động bên trong doanh nghiệp và phần liên kết bên ngoài (External Supply Chain) phối hợp với các đối tác trong chuỗi cung ứng.
Với mỗi phần, mỗi doanh nghiệp có các nguyên tắc về quản trị khác nhau, quy trình làm việc khác nhau dẫn đến độ “vênh” khi phối hợp, kết nối. Đặc biệt là tại Việt Nam, khi nhiều doanh nghiệp dù đã hình thành chuỗi cung ứng nhưng chưa chuyên nghiệp. Thậm chí các khái niệm cơ bản về chuỗi cung ứng doanh nghiệp cũng rất mơ hồ, chưa rõ ràng và khác xa với các chuẩn mực quốc tế hiện tại.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt dần tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì việc điều chỉnh chuỗi cung ứng nội bộ đáp ứng theo các chuẩn mực quốc tế trở thành việc cực kỳ quan trọng và gây “đau đầu” cho nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất.
Để thành công, các doanh nghiệp cần xây dựng chuỗi cung ứng và nguyên lý hoạt động của chuỗi cung ứng theo chuẩn toàn cầu cũng như cập nhật các công cụ và phương pháp để triển khai tại doanh nghiệp.
Để thực hiện được việc đó, bản thân ngay từ lãnh đạo và nhà quản lý doanh nghiệp cần thiết phải trau dồi kiến thức. Việc học hỏi và sử dụng các mô hình và phương pháp được công nhận chuẩn quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp có được phương pháp, công cụ và thước đo một cách hệ thống và bài bản.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp sẽ có được công cụ hiệu quả để áp dụng vào việc xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng của chính doanh nghiệp mình.
![]() |
Tại Việt Nam hiện nay, APICS – tổ chức chuyên nghiệp hàng đầu thế giới chuyên nghiên cứu, đào tạo và cấp chứng chỉ về xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng (CSCP) và quản lý chuỗi cung ứng trong sản xuất (CPIM) được công nhận toàn cầu đã lựa chọn Viện FMIT là đối tác triển khai 2 nội dung chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng theo chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Theo đó, hiện Viện FMIT đã chính thức triển khai các khóa đào tạo gồm: Khóa đào tạo “Cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng chuẩn APICS” và Khóa đào tạo “Nâng cao trong quản lý chuỗi cung ứng chuẩn APICS” đến doanh nghiệp Việt Nam.
Với hơn 43.000 thành viên và hơn 300 đối tác trên toàn thế giới, APICS cam kết sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng, chuẩn hóa hệ thống quản lý để tăng trưởng tốt nhất và tiếp cận khách hàng trên quy mô toàn cầu.

-
Vĩnh Hoàn chững lại sau giai đoạn tăng tốc xuất khẩu -
200 doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam 2025, thêm hành trang chinh phục thị trường toàn cầu -
Mở ra cơ hội hợp tác năng lượng, công nghệ, logistics giữa doanh nghiệp Việt Nam và Litva -
Hộ kinh doanh sẽ chỉ tốn khoảng 50 đồng để xuất một hoá đơn điện tử -
Trao thoả thuận ghi nhận việc tăng tỷ lệ sở hữu của Vinapharm tại Sanofi Việt Nam lên 30% -
VinFast khởi tạo “cuộc chơi lớn”, đưa công nghiệp hỗ trợ Việt lên tầm cao mới -
Hậu M&A, Lotte Finance nâng vốn lên gần 5.000 tỷ đồng, bắt đầu thoát lỗ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vina Aus Labels - 20 năm tiên phong và sáng tạo trong giải pháp bao bì thân thiện môi trường
-
Tập đoàn Đạt Phương "kick-off" dự án Casamia Balanca Hội An
-
Giải pháp nhà ở vừa túi tiền nở rộ tại khu vực giáp ranh TP.HCM
-
Meey Atlas theo đuổi hiện thực hóa tầm nhìn "Smart City trong lòng bàn tay"
-
Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước thông báo gia hạn thời gian mời hợp tác đầu tư