-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Vài năm trở lại đây, xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc vào Việt Nam đang gia tăng và ngày một rõ nét. Điển hình là trong năm 2014, theo thống kê của Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO), chỉ trong nửa đầu năm, các hãng thời trang như Nike, Adidas, Puma đã chuyển lượng lớn đơn đặt hàng từ Trung Quốc và Bangladesh sang nhà máy tại Việt Nam.
Hiện ngành da giày được hưởng lợi rất nhiều thông qua các hiệp định, ưu đãi thương mại dành cho Việt Nam. Ảnh: Đức Thanh |
Theo giới phân tích, việc Việt Nam ngày càng hấp dẫn đối với các hãng này là do những ưu đãi lớn về thuế. Hiện ngành da giày được hưởng lợi rất nhiều thông qua các hiệp định, ưu đãi thương mại mà phía các nhà nhập khẩu EU, Mỹ và các nước trong khối ASEAN dành cho Việt Nam.
Chẳng hạn, với Hiệp định Thương mại tự do ASEAN, cam kết thuế quan của các nước nhập khẩu thuộc khối ASEAN trong năm 2014 là 1 - 3%, đến năm 2015 sẽ là 0% đối với giày dép các loại. Điều này cũng khiến ngành da giày - túi xách Việt Nam có lợi thế.
Ngoài ra, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (FTA) được ký kết và đi vào thực hiện, ít nhất 90% số dòng thuế hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ được miễn. Đặc biệt, với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang dần đi đến hồi kết thì lĩnh vực dệt may, da giày luôn được ưu tiên đàm phán mở cửa thị trường.
Rõ ràng, làn sóng dịch chuyển nói trên đang tạo nhiều cơ hội cho các SME Việt Nam, nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Theo nhận định của Công ty UPS Việt Nam, Hãng Nike (Mỹ) trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng đầu ở thị trường Việt Nam cả về vốn đầu tư, tốc độ phát triển, sử dụng lao động. Cách đây 3 năm, toàn bộ giày mang thương hiệu Nike trên toàn cầu được sản xuất ở Trung Quốc. Nhưng đến giai đoạn 2014-2015, Hãng đã giảm dần tỷ trọng ở Trung Quốc chuyển sang Việt Nam, khiến tỷ lệ gia công ở Việt Nam đã nhảy từ 19% lên 45%. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ và giá trị xuất khẩu mặt hàng da giày ở Việt Nam sẽ tăng nhanh.
Nhưng có góc cạnh khác mà UPS đưa ra khiến các doanh nghiệp SME Việt Nam không khỏi giật mình. Đó là có 65 nhà máy đặt ở Việt Nam đang tham gia chuỗi cung ứng cho sản phẩm Nike trên toàn cầu, nhưng chỉ có 2% trong số đó do người Việt Nam làm chủ, còn lại thuộc các ông chủ đến từ Trung Quốc, Đài Loan qua Việt Nam đặt nhà máy.
Nguyên do là, trong 5 tiêu chí lựa chọn đối tác vào chuỗi cung ứng, không hề có tiêu chí nhân công giá rẻ, là lợi thế duy nhất của doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, có 2 tiêu chí mà các doanh nghiệp SME Việt Nam cần chú ý là khâu logistics và dịch vụ khách hàng. Hãng Nike đo lường sự hài lòng của khách hàng trên toàn cầu, nếu khách hàng không hài lòng ở bất cứ khâu nào, thì sẽ quay lại kiểm tra khâu đó. Nếu khâu đó có tỷ lệ không hài lòng cao và lặp lại thì lập tức Nike sẽ loại doanh nghiệp gia công đó ra khỏi chuỗi cung ứng.
Trường hợp này đã xảy ra ở Việt Nam. Năm 2009, Nike quyết định không đặt hàng với một nhà máy đối tác gia công giày dép tại Việt Nam (không nêu danh tính cụ thể), nhưng Nike vẫn cam kết mạnh mẽ trong việc tăng sản lượng giày dép và duy trì sản lượng may mặc và dụng cụ thể thao. Đây là việc làm trong chiến lược lâu dài của hãng nhằm tăng thêm hiệu quả của công đoạn gia công.
Những động thái mạnh mẽ của các ông lớn là bài học để các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa ở Việt Nam trong phải thay đổi cách nghĩ, cách đầu tư để có thể tham gia và trụ lại trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.
Bà Nguyễn Trần Như Hoa, Giám đốc Marketing UPS Việt Nam cho hay, gia công trong ngành dệt may, da giày trên toàn cầu đang có sự di chuyển từ Trung Quốc sang ASEAN và Việt Nam nằm trong top 3. Tuy nhiên, Campuchia, Myanmar và Ấn Độ sẽ theo kịp Việt Nam rất nhanh, vì đang có sự chuyển mình mạnh mẽ về thể chế chính trị và kinh tế.
“Nếu các SME Việt Nam vẫn dựa trên lợi thế nhân công rẻ, thì sẽ bị các đối thủ này qua mặt rất nhanh. Họ cần tham gia bước dài hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, bà Hoa khẳng định và cho biết, để tham gia các mô hình này, doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuẩn bị nhiều kỹ năng. Quan trọng nhất là cần tập trung đầu tư vào logistics và dịch vụ chăm sóc khách hàng, để đảm bảo mọi nguyên vật liệu, sản phẩm trong chuỗi cung ứng cho các ông lớn đạt chất lượng, đúng kỳ hạn nhất.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025