-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2014, quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Myanmar đã đạt trên 480,65 triệu USD, trong đó xuất khẩu Việt Nam sang Myanmar đạt 345,86 triệu USD (tăng trên 51%). Riêng tại TP.HCM, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Myanmar đã tăng lên rõ rệt: năm 2013 đạt 73,8 triệu USD, tăng 136,6% so với năm 2012; năm 2014 đạt 77,34 triệu USD, tăng 4,79% so với năm 2013. Bình quân tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM vào thị trường Myanmar giai đoạn 2012 - 2014 đạt 157,46%/năm.
Dây cáp điện Cadivi đang nỗ lực chinh phục thị trường Myanmar |
Những con số nêu trên là bằng chứng cho thấy, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày một “bén rễ” tại thị trường được xem là mảnh đất màu mỡ cuối cùng của châu Á.
Tuy nhiên, hiện vẫn có một số doanh nghiệp gặp khó khăn về khâu thanh toán, nên chưa mạnh dạn đẩy mạnh xuất khẩu sang Myanmar.
Trả lời phóng viên Báo Đầu tư về vấn đề này, bà Phó Nam Phượng, Giám đốc ITPC cho hay, đúng là trước đây có tình trạng này và doanh nghiệp phải làm thủ tục thanh toán qua bên thứ ba là Singapore. Tuy nhiên, hiện tình hình đã được cải thiện, doanh nghiệp đã có thể chuyển tiền trực tiếp từ Myanmar về Việt Nam. “Trong trường hợp có khó khăn mới phát sinh, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với ITPC để được hỗ trợ kịp thời”, bà Phó Nam Phượng nhấn mạnh.
Myanmar đang là một trong những thị trường mục tiêu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực: sản xuất phân bón, đồ nhựa gia dụng, thực phẩm chế biến, điện công nghiệp, điện gia dụng, hóa mỹ phẩm, dược phẩm, vật liệu xây dựng và các doanh nghiệp chuyên -phân phối, xây dựng hệ thống bán lẻ.
Theo ông Hồ Xuân Xuân Lâm, Phó giám đốc ITPC (chuyên phụ trách thị trường Myanmar), hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh mạnh mẽ với hàng Trung Quốc bằng sự tín nhiệm. “Người dân Myanmar rất chuộng hàng Việt Nam, nhưng do chi phí vận chuyển cao, nên lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar chưa nhiều, chủ yếu là hàng xách tay”, ông Lâm nói.
Mặt khác, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc, Thái Lan được nhập vào Myanmar với giá rẻ. Cạnh tranh gay gắt, nên theo bà Phó Nam Phượng, kinh doanh tại Myanmar không thể tính chuyện có lợi nhuận nhanh, mà cần có sự đầu tư nghiêm túc, lâu dài.
Trong lĩnh vực viễn thông, VNPT và Viettel đã tham gia đấu thầu vào thị trường Myanmar.
Trước đó, FPT cũng tích cực tham gia thị trường Myanmar. FPT đã thành lập Công ty FPT Myanmar từ năm 2013. Các công ty trực thuộc Tập đoàn FPT như FPT Trading, FPT IS, đại học FPT, FPT Software cũng đã cử nhân sự theo dõi thị trường này. Tháng 1/2015 vừa qua, Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) đã khởi động Dự án ERP cho United Paints Group (UPG) - doanh nghiệp Myanmar đầu tiên ứng dụng giải pháp SAP All-in-one (SAP A1) cho trụ sở chính, nhà máy, 5 chi nhánh ở Myanmar và một công ty con tại Singapore của UPG.
Tập đoàn FPT cũng đã giành được hợp đồng dịch vụ đầu tiên triển khai hệ thống quản lý phân phối, bán hàng (DMS) cho Tổng công ty MMI (doanh nghiệp lớn nhất Myanmar trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh) và 7 chi nhánh với hơn 200 nhân viên bán hàng trên khắp các tỉnh, thành phố của Myanmar.
Ngoài ra, trong lĩnh vực dịch vụ xây dựng, sau 19 tháng thi công, đầu tháng 3/2015, Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình đã cất nóc Dự án Chung cư GEMS tại TP. Yangon (Myanmar). Dự án có quy mô gồm bốn tòa tháp cao 21 tầng, 1 tòa nhà giữ xe cao 5 tầng, tọa lạc tại đường Insein, quận Hlaing (TP. Yangon).
Thanh Vũ
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025