Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Doanh nghiệp Việt cung cấp 4,2 triệu tấn gạo cho thị trường RCEP
Thế Hải - 20/09/2023 15:15
 
Các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất bán 4,24 triệu tấn gạo sang các thị trường thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP), đạt giá trị 2,25 tỷ USD trong 8 tháng 2023.
Thị trường RCEP đã mua 4,2 triệu tấn gạo từ Việt Nam trong 8 tháng 2023.
Thị trường RCEP đã mua 4,2 triệu tấn gạo từ Việt Nam trong 8 tháng 2023.

Không chỉ là một trong 8 mặt hàng xuất khẩu không bị sụt giảm kim ngạch từ đầu năm đến nay, gạo còn đạt mức tăng trưởng cao cả về sản lượng, trị giá lẫn giá xuất khẩu.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2023 cả nước xuất khẩu 921.443 tấn gạo, tương đương 546 triệu USD, tăng 28,8% về lượng, tăng 61,7% về trị giá so với tháng 8/2022.

Tính chung 8 tháng năm 2023 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 5,81 triệu tấn, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về trị giá so với cùng kỳ.

Giá trung bình xuất khẩu gạo của nước ta trong 8 tháng qua tăng tăng 11,8% so với cùng kỳ, đạt 544 triệu USD/tấn.

Gạo Việt chủ yếu được xuất bán sang các thi trường thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP), đạt 4,24 triệu tấn, tương đương 2,25 tỷ USD, tăng 31,4% về lượng, tăng 46,3% trị giá.

Trong số các thị trường thuộc FTA RCEP,  Philippines luôn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 40,3% trong tổng lượng và chiếm 38,8% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt gần 2,35 triệu tấn, tương đương 1,23 tỷ USD, tăng 2,6% về lượng, tăng 15,6% về trị giá.

Tiếp sau là thị trường Trung Quốc, chiếm 13,5% trong tổng lượng và chiếm 14,3% trong tổng kim ngạch, đạt 786.000 tấn, tương đương 452,08 triệu USD, tăng mạnh 51% về lượng và tăng 67,9% trị giá.

Thị trường Indonesia đứng thứ 3 đạt 718.000 tấn, trị giá 361,25 triệu USD, tăng 1.459% về lượng, tăng 1.506% trị giá.

Xuất khẩu sang các thị trường FTA CPTTP đạt 399.994 tấn, tương đương 212,54 triệu USD, tăng 6% về lượng, tăng 14,8% trị giá.

Với sản lượng lúa dự kiến cả năm đạt trên 43 triệu tấn, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023, Bộ NN&PTNT dự tính.

Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nóng lên từng ngày từ nửa cuối tháng 7, do Ấn Độ và Nga, UAE ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo; hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất  ngũ cốc tại nhiều khu vựcNga rút khỏi Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen;… 

Từ cuối tháng 8, thị trường gạo lại có những biến động khó lường sau khi Ấn Độ (quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới) tiếp tục áp dụng mức thuế xuất khẩu 20% với gạo đồ.

Để đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững, Bộ Công thương  đang cùng các Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương cần chủ động phối hợp xây dựng các phương án đảm bảo cung cầu mặt hàng gạo, góp phần bình ổn giá gạo, an ninh lương thực theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tính đến 17/8, cả nước có 210 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó dẫn đầu là TP.HCM với 47 thương nhân, tiếp đến là Cần Thơ 42 thương nhân, Long An 25 thương nhân, Đồng Tháp 19 thương nhân, An Giang 18 thương nhân, Hà Nội 10 thương nhân, Tiền Giang 8 thương nhân..

Đáng chú ý, một số địa phương chỉ có 1 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, gồm: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bình Định, Bình Dương, Cà Mau, Đà Nẵng, Hà Nam, Hà Tĩnh..

Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 8 tháng 2023.
Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 8 tháng 2023.
Cả nước có 210 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Tính đến ngày 17/8/2023, cả nước có tổng cộng 210 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó TP.HCM có số lượng lớn nhất với 47 thương...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư