-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Chủ động vào cuộc
Năm năm trước, Công ty Xuất nhập khẩu UniExport (chuyên về sản phẩm gỗ ép, đá năng lượng sạch giảm phát thải ra môi trường) đã quyết định chinh phục thị trường ASEAN qua một đối tác từ Singapore, trong khi thị trường truyền thống của công ty này là Nhật Bản, Hàn Quốc. Năm 2016, tổng doanh số của Công ty đạt 60 triệu USD, trong đó thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm 90%, thị trường ASEAN là 7%, còn lại là thị trường Mỹ.
Sau 6 năm thâm nhập thị trường, Bidrico đã rải sản phẩm từ thành thị đến nông thôn Myanmar. |
Mục tiêu của UniExport trong vòng 2 năm tới là đạt doanh số trên 100 triệu USD. Để làm được điều đó, Công ty sẽ gia tăng sự hiện diện ở thị trường ASEAN, dù nhu cầu ở thị trường này còn hạn chế so với các thị trường truyền thống. Lý do là ASEAN đang có nhiều điểm cộng cho công ty này. “Ngoài việc các sản phẩm xuất sang đây được miễn thuế hoàn toàn, Công ty còn muốn tận dụng lợi thế về chi phí logistics và tìm kiếm nguồn nguyên liệu ở Lào, Campuchia, Myanmar”, ông Nguyễn Đức Hậu, Giám đốc điều hành UniExport nói.
Cũng giống UniExport, Công ty Công nghệ Điện tử Việt Nam (Vntech) đang chuẩn bị mọi nguồn lực để gia nhập sân chơi cạnh tranh khu vực ASEAN vào năm 2018. Vntech là nhãn hiệu đồ gia dụng mới được khai sinh ở Việt Nam gần 1 năm nay, nhưng đã mang tham vọng sẽ trở thành người chơi đáng nể trên thị trường cạnh tranh gay gắt.
Động lực để ông Lê Khắc Hoà, Chủ tịch HĐQT Vntech quyết tâm vươn sang thị trường Lào và Campuchia là đã có quỹ đầu tư ở Lào cam kết hợp tác đầu tư. “Chúng tôi chọn Lào, Campuchia làm thị trường đầu tiên để đặt chân vì gần và mức độ cạnh tranh không quá khốc liệt như Thái Lan, Malaysia. Trong khi đó, mức thu nhập trung bình của người dân phù hợp với các dòng sản phẩm của chúng tôi”, ông Hòa chia sẻ.
Không phải đến bây giờ, mà trước khi AEC hình thành, đã có nhiều doanh nghiệp thâm nhập thành công thị trường này, trong đó có Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico). Theo ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Bidrico, cách đây 6 năm, thông qua một đơn vị trung gian, Bidrico, đã đưa hàng vào một siêu thị ở Myanmar. Tuy nhiên, việc này không hiệu quả và Bidrico phải mở kênh phân phối bên ngoài siêu thị. Hiện sản phẩm của Công ty đã chảy từ thành thị đến nông thôn Myanmar.
Học chiêu cạnh tranh
Những doanh nghiệp chủ động trở thành người chơi ở thị trường ASEAN như trên chỉ nằm trong số 16% doanh nghiệp thực sự hiểu về AEC (theo khảo sát của VCCI). Trước đó, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chỉ giảm nhiệt khi Mỹ quyết định rút khỏi TPP. Kết quả là xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên ASEAN năm 2016 giảm 9% so với năm 2015, trong khi vẫn tiếp tục nhập siêu từ các nước này.
Vậy nên, câu hỏi “với một nền kinh tế mà phần lớn doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, liệu Việt Nam có thể hội nhập thành công với kinh tế ASEAN” đã được các chuyên gia có mặt tại Tọa đàm “50 năm ASEAN: AEC và cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam” do Bộ Ngoại giao tổ chức mới đây mổ xẻ.
Kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam với ASEAN tăng từ khoảng 19 tỷ USD năm 2006 lên 41,36 tỷ USD năm 2016.
ASEAN là thị trường lớn thứ 3 và cũng là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hóa lớn thứ 3 cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Nguồn: Bộ Công thương
Rõ ràng, cả Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đều cùng phải tìm câu trả lời cho câu hỏi này. Ở góc độ nhà nước, cần thực hiện những cam kết về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Hiện nay, số lượng các văn bản hành chính gây khó khăn cho các doanh nghiệp vẫn còn nhiều. Đó là lý do khiến doanh nghiệp cũng khó mặn mà với AEC.
Trong khi đó, ở góc độ doanh nghiệp, cũng có nhiều khó khăn. “Điểm hạn chế nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi sang thị trường ASEAN là quy mô vốn so với các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề còn quá nhỏ và kinh nghiệm thương mại quốc tế không nhiều”, ông Nguyễn Đức Hậu, Giám đốc điều hành UniExport cho biết.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, mọi việc vẫn nằm ở thế chủ động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam trước khi đi đến vùng khó khăn, cần phải hiểu kỹ và có vị thế nhất định ở thị trường trong nước. Như vậy, doanh nghiệp Việt mới quan sát được xem các doanh nghiệp mạnh của Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang áp dụng “chiêu” cạnh tranh gì ở Việt Nam.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025