
-
Tập đoàn Xuân Thiện: Khát vọng trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu và vươn tầm quốc tế
-
Vietjet hoàn thành công tác chuyển giao khai thác dịch vụ mặt đất tại sân bay lớn nhất Việt Nam
-
Thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo
-
Việt Nam trong top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại
-
Từ "cổ phiếu quốc dân" đến "doanh nghiệp quốc dân": Hòa Phát và khát vọng dựng xây đất nước -
Vietnam Airlines lãi 3.625 tỷ đồng nhờ khách quốc tế bùng nổ, giá nhiên liệu giảm
TIN LIÊN QUAN | |
"Nếu không thần tượng doanh nhân thì làm sao khởi nghiệp được" |
Thưa ông, năm 2015 với khá nhiều sự kiện đặc biệt của đất nước đang được chờ đợi sẽ là một năm đặc biệt. Ông đang nghĩ gì về nền kinh tế Việt Năm năm 2015?
![]() |
Ông Vũ Khoan, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ |
Đây là một năm đặc biệt. Cơ hội nhiều, thách thức lớn. Vào thời điểm này, tôi muốn nhắc đến 3 vấn đề lớn nhất sẽ phải giải quyết ngay trong năm nay.
Một là, khôi phục nền kinh tế để lấy lại đà tăng trưởng còn nhiều thách thức. Hiện tại, đáng lo nhất là bất ổn về nợ, bao gồm nợ xấu, nợ công. Tình hình đang khó hơn khi giá dầu đang giảm mạnh.
Hai là, vấn đề tái cấu trúc. Nếu năm 2015 không tạo ra đột phá thì sẽ rất khó. Hiện giờ mới đang khơi khơi thôi. Nếu không thông thì bước vào 5 năm sau sẽ vẫn lại là mô hình trước, lắp lại những khó khăn cũ.
Ba là, tiến tới Đại hội, nói thế nào với dân về mục tiêu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp hiện đại là cái gì, ra làm sao.
Trong khi đó, tình hình thế giới tiếp tục phức tạp. Kinh tế hồi phục rất chậm và đang cấu trúc lại rất sâu sắc, rất rộng lớn. Biến động của giá dầu là một biểu hiện của tái cấu trúc lại kinh tế thế giới. Đây là thách thức mà nhiều khi chúng ta chưa nhận thức được hết.Về chính trị thì vẫn chưa có ảnh sáng manh nha về sự cải thiện. Tranh chấp giữa các nước lớn vẫn căng thẳng.
Trong thế khó như vậy, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải mở cửa rất rộng. Tôi cảm giác sự chuẩn bị bên trong chưa rõ lắm. Nhiều khi đàm phán bên ngoài thì biết nhưng sự chuẩn bị bên trong lại không rõ.
Sao sự lo lắng trước hội nhập lần nào cũng như vậy. Khi Việt Nam gia nhập WTO cách đây 8 năm, nhiều ý kiến cho rằng chúng ta vẫn chưa chuẩn bị kỹ. Hiện tại, khi hàng loạt các hiệp định tự do thương mại chuẩn bị ký kết, cũng nhiều nỗi lo y như vậy?
Hội nhập nói như khẩu hiệu thì nội lực là chính. Nội lực ở đây là cả phần cứng và phần mềm. Phần cứng là cơ cấu kinh tế, sản xuất của mình. Phần mềm là nhận thức, thể chế, trí tuệ. Hai cái đó đều không được tổ chức lại nên thách thức lớn hơn.
Nhưng tôi lo nhiều hơn về trong nước. Đàm phán thì đã rồi. Nhưng đón tia lửa đó thì phải cần trong nước.
Trong đó, tôi lo nhất là khả năng cạnh tranh. Nếu nhìn lại, khả năng đứng vững trên chân mình của nền kinh tế đang có vấn đề. Hiệp định tự do thương mại mở ra những cơ hội lớn cho xuất khẩu, nhưng ai sẽ là người được hưởng. Các doanh nghiệp nước ngoài đã đổ đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ hưởng lợi ích từ nền kinh tế đang mở cửa.
Nhiều người nói về năng lực cạnh tranh, nhưng theo ông, vấn đề chính là gì?
Bề bộn lắm. Nhưng tôi cho rằng, đổi mới thể chế sẽ là chìa khóa vì thay đổi của thể chế sẽ kéo theo những thay đổi tương ứng.
Ví dụ, những thay đổi của Đổi mới vào năm 1986 là thay đổi chủ yếu là thể chế, khơi dậy sức dân. Nhưng hồi đó, nguồn lực không có nhiều, chỉ thay đổi cách làm ăn để khơi dậy sức sáng tạo, tinh thần và động lực kinh doanh.
Hiện giờ theo tôi cũng vậy. Những thay đổi thể chế phải là tạo sức ép để thay đổi cách làm ăn để doanh nghiệp thực sự có động lực sáng tạo và kinh doanh. Nói về tái cấu trúc cũng vậy, làm sao có thể để đẩy doanh nghiệp vào các lĩnh vực có hiệu quả, có năng suất…
Ba nút thắt là thay đổi thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực cũng phải theo hướng đạt được mục đích cuối cùng phải là năng suất và hiệu quả. Tựu chung lại là phải có các đòn bẩy kinh tế để đạt được những điều này, để đưa dòng vốn vào những lĩnh vực mà ta muốn…
Ông có tin là doanh nghiệp Việt Nam sẽ vượt qua những thách thức này không?
Làm sao không tin được. Dù muốn hay không thì họ vẫn phải sống, họ sẽ xoay xở để sống. Nhưng nếu không có sự hậu thuẫn từ Chính phủ, từ cải cách thể chế, doanh nghiệp sẽ chật vật hơn rất nhiều.
Điều chúng ta muốn là làm sao để doanh nghiệp xoay xở dễ dàng hơn. Khi đó, tổng lực quốc gia sẽ tốt hơn vì doanh nghiệp chiếm một phần không nhỏ.
Có nghĩa là, cần có những tín hiệu tích cực từ chính sách, từ các đòn bẩy kinh tế, chính sách thuế, lãi suất… để doanh nghiệp lựa chọn những cơ hội có lợi nhuận nhưng dựa trên nền tảng hiệu quả và chất lượng.
Đồng thời, cần xác lập niềm tin kinh doanh trên cơ sở hiệu quả của công việc tái cấu trúc, công nghiệp hóa. Lòng tin phải dựa trên những dấu hiệu rõ ràng chứ không chỉ dựa vào những lời kêu gọi.
Khánh An
-
Từ "cổ phiếu quốc dân" đến "doanh nghiệp quốc dân": Hòa Phát và khát vọng dựng xây đất nước -
Vietnam Airlines lãi 3.625 tỷ đồng nhờ khách quốc tế bùng nổ, giá nhiên liệu giảm -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 30/4/2025 -
iPOS.vn khai trương không gian trải nghiệm và văn phòng làm việc tại TP. Cần Thơ -
Từ trạm sạc đến Microgrid: Hành trình kiến tạo hạ tầng năng lượng linh hoạt cùng Schneider Electric -
Điều chỉnh tỷ lệ trích phí thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy -
Cả nước có 152 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025