-
Bách Hoá Xanh lên tiếng vụ bán giá đỗ "ngậm" hoá chất ở Đắk Lắk -
Rộn ràng sắc Xuân với phiên chợ nông sản đặc biệt -
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản 2024 -
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City -
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025
Số liệu từ Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), trong giai đoạn năm 2018 - 2022, nhập khẩu hàng rau, củ, quả (HS 07, 20, 08, không bao gồm hạt điều HS 080131, 080132) của EU tăng đều qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,9%/năm.
Trị giá nhập khẩu trong năm 2022 tăng rất mạnh, đạt 104,5 tỷ Eur (tương đương 112,9 tỷ USD), tăng 9,6% so với năm 2021.
Nhu cầu nhập khẩu rau quả tại EU liên tục tăng trưởng qua các năm. |
Tây Ban Nha và Hà Lan là 2 thị trường cung cấp hàng rau, củ, quả lớn nhất cho EU trong năm 2022, trị giá nhập khẩu từ 2 thị trường này chiếm 31,97% tổng trị giá nhập khẩu.
Việt Nam là thị trường cung cấp chủng loại hàng rau, củ, quả lớn thứ 50 cho EU trong năm 2022, trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,2% tổng trị giá nhập khẩu, tuy nhiên trị giá nhập khẩu từ Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng rất cao, đạt 211,2 triệu Eur (tương đương 228,1 triệu USD), tăng 34,7% so với năm 2021.
Theo Bộ Công thương, cơ hội cho trái cây và rau Việt Nam tại EU rất lớn vì quy mô thị trường chiếm tới 43% trị giá thương mại trái cây và rau toàn cầu.
Nhu cầu tiêu dùng của EU trải đều trong năm và phụ thuộc phần lớn vào việc nhập khẩu từ bên ngoài, ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) giúp Việt Nam được xóa bỏ đến 94% các dòng thuế cho rau quả (trước đó có thuế suất 10-20%), tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với sản phẩm từ Thái Lan và Trung Quốc.
Tuy nhiên, để thâm nhập thành công thị trường EU, hàng rau, củ, quả của Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường.
Các sản phẩm rau, củ, quả xuất khẩu vào thị trường EU cần đảm bảo an toàn thực phẩm, tiện lợi và có giá trị gia tăng về hương vị. Không chỉ vậy, các sản phẩm phải được sản xuất theo quy trình bền vững, ít phát thải và có trách nhiệm xã hội.
Năm 2022, xuất khẩu rau quả của nước ta đạt 3,34 tỷ USD, giảm gần 6% do ảnh hưởng từ chính sách phòng chống dịch của Trung Quốc và lạm phát tăng tại một số thị trường lớn
Từ đầu năm nay, khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau 3 năm thực thi chính sách zero covid, xuất khẩu rau quả sang thị trường này khởi sắc đã khiến ngành này lấy lại đà tăng trưởng.
Ước tính, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 3/2023 đạt 370 triệu USD, tăng 8% so với tháng 3/2022. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 935 triệu USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản 2024 -
Sản phẩm nông nghiệp cần “độc, lạ” để cạnh tranh bền vững -
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng -
Đề xuất 4 chính sách phát triển thương hiệu nông sản Việt -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City -
Thêm một loại trái cây sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ -
Máy tính, sản phẩm điện tử xuất khẩu đến ngày 15/12 tăng thêm 14,4 tỷ USD
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion