-
Điểm tên 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 8/1/2025 -
Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trên bản đồ dệt may -
Tìm và sửa ngay những gì đang cản trở doanh nghiệp, nền kinh tế sẽ tăng ít nhất 8% -
Vietnam Airlines lọt top 10 hãng bay đúng giờ nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương -
Việt Nam SuperPort tăng kết nối logistics đường sắt
Hành khách đi chuyến bay VJ486 của Vietjet Air từ Cần Thơ hạ cánh tại sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) vào sáng 25/4/2023 |
1.
Chuyến bay VJ486 của Vietjet Air chở 118 hành khách từ Cần Thơ hạ cánh tại sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) vào sáng 25/4/2023 phá tan không khí trầm lắng của sân bay Vân Đồn và cả những lo lắng mấy ngày trước của bà Đặng Thị Như Quỳnh, Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Kể từ ngày 30/3/2023, khi Vietjet Air mở bán đường bay Vân Đồn - Trà Nóc, bà Quỳnh và cộng sự đếm số khách từng ngày.
“Các chuyến bay ngay trong tuần đầu tiên và trong dịp nghĩ lễ gần như kín cả hai chặng, báo hiệu một mùa hè rực rỡ. Chúng tôi chỉ mong khách đến đông, để thực sự được phục vụ”, bà Quỳnh chia sẻ với những vị khách tham quan sân bay Vân Đồn.
Là cảng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, đủ điều kiện cất hạ cánh các máy bay tiên tiến nhất thế giới như Boeing 787; nhà ga có công suất 2,5 triệu hành khách/năm; khu xử lý hàng hóa công suất 10.000 tấn/năm…, nhưng suốt đợt dịch, số ngày mở quầy đón khách hằng tuần của sân bay Vân Đồn chỉ đếm trên đầu ngón tay.
“Nhưng hiện tại, tiếc là du khách đến Quảng Ninh không được hưởng các chính sách hỗ trợ của tỉnh mà chúng tôi đã đề nghị trước khi sân bay khai trương và được chấp thuận thực hiện trong 3 năm qua, như miễn phí vé tham quan Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; vé tham quan Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh; miễn phí xe buýt cho hành khách đi và đến sân bay quốc tế Vân Đồn. Cuối tháng 3, Cảng đã có văn bản đề xuất khôi phục các chính sách hỗ trợ tương tự chính sách cũ, ngoài ra, xin hỗ trợ đẩy mạnh truyền thông về đường bay mới Vân Đồn - Cần Thơ…, để các công ty lữ hành có thêm điều kiện thu hút khách, nhưng vẫn đang đợi UBND tỉnh phản hồi”, bà Quỳnh trao đổi.
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương có mặt trong đoàn khách tham quan, chăm chú lắng nghe bà Quỳnh chia sẻ các kế hoạch tìm kiếm khách hàng khu vực Đông Bắc Á, khả năng mở thêm chuyến bay charter vào quý IV/2023 với đối tác Nhật Bản trước khi thực hiện được kế hoạch có đường bay thường lệ… để đưa khách đến Quảng Ninh đông hơn, để hiện thực hóa được kế hoạch du lịch 4 mùa.
“Giá như Quảng Ninh coi sân bay Vân Đồn cũng như tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, thậm chí các cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng là của tỉnh, chứ không chỉ của doanh nghiệp, có lẽ sẽ chủ động dành nguồn lực và có cách thức hấp dẫn để quảng bá, giới thiệu, thu hút du khách, chứ không đợi doanh nghiệp kiến nghị, đề xuất. Tương tự, khi VinFast đi đầu trong sản xuất ô tô điện, có lẽ cần sự chủ động hơn của Chính phủ trong hỗ trợ nghiên cứu phát triển, trong hỗ trợ phát triển thị trường”, ông Cung đặt ngược vấn đề.
Theo góc nhìn của vị chuyên gia chuyên về doanh nghiệp, khi doanh nghiệp tư nhân đã dành nhiều nguồn lực, tâm huyết làm được những công trình, dự án mà Nhà nước cần làm, nhưng chưa đủ nguồn lực, thì bài toán phát huy hiệu quả phải được Nhà nước tham gia với trách nhiệm thực sự lớn hơn.
“Doanh nghiệp muốn làm lớn, muốn thành công, thì cần phát triển dựa trên khoa học - công nghệ để tạo ra năng lực phát triển mới. Nhưng để có khoa học - công nghệ, để tiên phong, thì phải có tích lũy, phải đầu tư rất nhiều tiền trong dài hạn, vì đây là những khoản đầu tư mạo hiểm. Những doanh nghiệp tiên phong dường như vẫn rất cô đơn”, ông Cung trăn trở.
2.
TS. Nguyễn Đình Cung không phải là người duy nhất có nhiều tâm tư về sự phát triển còn nhiều trắc trở của khu vực doanh nghiệp, mà ông muốn gọi là doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp của người Việt. PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã từng nhắc tới những chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực như du lịch, ô tô, hạ tầng giao thông, khoa học - công nghệ… không mấy thành công của giai đoạn 10 - 20 năm trước.
“Tình thế chỉ thay đổi khi có Vingroup, Sun Group, Thaco, Hòa Phát, Vietravel và nhiều doanh nghiệp tư nhân khác... xuất hiện. Các doanh nghiệp đó không làm theo nhiệm vụ được giao như các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng họ nhìn ra cơ hội thị trường và quan trọng là chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận rủi ro, thậm chí không ít điều tiếng”, PGS-TS. Trần Đình Thiên nhìn nhận.
Thực tế, thời gian qua, diện mạo nhiều thành phố, vùng đất, ngành nghề được định hình, thậm chí thay đổi hoàn toàn nhờ các công trình, dự án của các doanh nghiệp tư nhân. Có thể kể tới đô thị công nghiệp công nghệ cao Hải Phòng hay Quảng Nam, đô thị du lịch của Quảng Ninh, Quy Nhơn, Phú Quốc, đô thị hội nhập của Đồng Nai… đều gắn với những thương hiệu của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào bài toán hoàn vốn, rất nhiều doanh nghiệp chia sẻ vẫn đang ở thì tương lai. Nhưng điều họ lo ngại hơn, đó là tâm thế luôn bị nghi ngại, dò xét “lợi ích nào, dành cho ai…” mỗi khi có kế hoạch mới. Đó là chưa kể những rủi ro trong đầu tư, kinh doanh mà môi trường đầu tư đang ở thế “treo ngọn tóc về trách nhiệm” đem đến.
Tất nhiên, người quyết định lựa chọn diện mạo nào, chọn nhà đầu tư nào, chọn chuẩn mực nào chính là Nhà nước, chính quyền địa phương..., nhưng ông Thiên cho rằng, Nhà nước và cả cộng đồng cần nghĩ đến doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quy mô lớn ở vai trò giải quyết các vấn đề lớn của phát triển, đặt họ vào đúng vị trí, vai trò, chứ không chỉ là nộp ngân sách, tạo việc làm... Khi đó, các vấn đề, kiến nghị của doanh nghiệp không chỉ cần được chính quyền lắng nghe, đồng cảm, mà còn cần cùng hành động.
3.
Chưa bao giờ, khát vọng làm được nhiều hơn, đi xa hơn của doanh nghiệp Việt Nam dừng lại. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đang tham vọng lớn hơn, muốn đưa các chiến lược phát triển đất nước đi nhanh hơn.
Trong phát biểu gửi khuyến nghị tới Chính phủ mới đây, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam đã đề nghị Chính phủ nên mở cửa hơn nữa cho doanh nghiệp công nghệ để thu hút nhân tài, nguồn lực, giao cho tư nhân đảm nhận các dự án về hạ tầng kinh tế số của đất nước, xây dựng trung tâm dữ liệu, hạ tầng viễn thông, thành phố thông minh (smart city) tại nhiều vùng trên cả nước.
“Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành ‘Digital Hub’ của châu Á - Thái Bình Dương (APAC), nơi trung chuyển, kết nối dữ liệu và hạ tầng viễn thông của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính phủ tạo điều kiện, có cơ chế kết nối mở để các doanh nghiệp công nghệ cùng chung tay thực hiện dự án”, ông Chính nêu quan điểm.
CMC và nhiều doanh nghiệp đang rất hào hứng, vì sau năm 2022, Chính phủ thực hiện cuộc “tổng tấn công về chuyển đổi số”. Có thể nói, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đang tiến rất gần đến mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu.
Lúc này, theo ông Chính, các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam đang tự đặt trách nhiệm cho mình, một mặt vừa học hỏi, cập nhật cũng như phát huy các thế mạnh của ngành công nghệ thông tin thế giới, lại phải nỗ lực sáng tạo, cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ chất lượng cao, mang tính Việt Nam, do người Việt Nam làm chủ.
Bản thân mỗi doanh nghiệp công nghệ thông tin khi nói về mình cũng tự xác định là một trung tâm đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, mong muốn đồng hành cùng Chính phủ thực hiện chương trình chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số rất rõ nét.
“Hạ tầng và các sản phẩm, dịch vụ số do các công ty công nghệ sáng tạo và phát triển đều là các sản phẩm chủ lực, vừa gắn liền với Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, nhưng cũng đi sâu sát vào những bài toán cụ thể của người dân và doanh nghiệp”, ông Chính cho biết.
4.
Là một doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, bà Bạch Lan Phương, CEO Công ty cổ phần Thương mại UNIK cũng không nề hà để lớn lên. Công ty do bà tạo dựng đang dần được chuyển giao cho thế hệ thứ hai được đào tạo bàn bản ở nước ngoài. Tuy nhiên, nỗi lo khó lớn vẫn đang canh cánh trong lòng nữ doanh nhân đã bôn ba thương trường từ chặng đường đầu tiên, khi kinh tế Việt Nam mới mở cửa, hội nhập với thế giới.
“Các chuyên gia cứ đặt câu hỏi là sao hộ kinh doanh không chuyển lên doanh nghiệp. Vì làm doanh nghiệp rất nhiều thủ tục, quy trình phức tạp, khó tuân thủ một cách minh bạch. Cũng như cây lúa, để phát triển được thì cần thổ nhưỡng tốt, nếu giống tốt mà trồng ở vùng đất bạc màu cũng không thể phát triển được. Để doanh nghiệp tư nhân phát triển được, để doanh nghiệp dám lớn, cần môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch”, bà Phương nói.
Và bà cũng thẳng thắn cho rằng, khi doanh nghiệp đầu tư sẽ phải tính toán lợi nhuận, có thể đứng trên vai người khổng lồ, có thể hợp tác phát triển. Nhưng nếu không được làm, không thấy an toàn, không thấy sự ủng hộ của người dân, các doanh nghiệp sẽ để tiền trong túi hoặc có những toan tính khác. Khi đó, Nhà nước sẽ không thu được thuế, người dân trong khu vực mà doanh nghiệp hoạt động không có thêm cơ hội việc làm…
“Mỗi ngành nghề, lĩnh vực có vai trò riêng. Tạo ra lợi nhuận là sự phân công của xã hội với doanh nghiệp, doanh nhân. Trên góc nhìn đó, Nhà nước cần phải có hành động thực tiễn để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, chứ khu vực doanh nghiệp tư nhân đang đối mặt với quá nhiều khó khăn, đang teo tóp dần”, bà Phương chia sẻ.
-
Tìm và sửa ngay những gì đang cản trở doanh nghiệp, nền kinh tế sẽ tăng ít nhất 8% -
Vietnam Airlines lọt top 10 hãng bay đúng giờ nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương -
Việt Nam SuperPort tăng kết nối logistics đường sắt -
Chubb Life khẳng định chiến lược bền vững với Kênh đối tác kinh doanh Infinity -
Vì sao Masan MEATLife sẽ ghi nhận quý thứ hai liên tiếp đạt lợi nhuận sau thuế dương? -
Tân Á Đại Thành được vinh danh Top 10 Sao Vàng đất Việt năm 2024 -
Mỹ khởi xướng 11 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng Việt năm 2024
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên