Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Doanh nhân khởi nghiệp Phan Minh Tiến: Ngọt ngào hành trình thu mật từ cuống dừa
Hồng Phúc - 23/01/2021 09:26
 
Phan Minh Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Dừa nước Việt Nam - VietNipa, nhà sáng lập thương hiệu Mật dừa nước ông Sáu.
Phan Minh Tiến (bên phải) chụp ảnh cùng nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tại Lễ tuyên dương công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2020
Phan Minh Tiến (bên phải) chụp ảnh cùng nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tại Lễ tuyên dương công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2020

Cây dừa nước không chỉ cho lá để lợp nhà, hay cơm dừa để giải khát. Từ phần cuống bị bỏ khô trơ trọi, Phan Minh Tiến tìm cách “thông tuyến mạch ở bên trong”, giúp phần mật tiết ra rồi sản xuất thành mật dừa nước, nỗ lực xây dựng thương hiệu đặc sản của huyện Cần Giờ.

Yêu những gì thuộc về quê hương

Trở thành một trong 12 công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2020 ở hạng mục Thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi là phần thưởng khích lệ rất lớn về tinh thần với Phan Minh Tiến sau hơn 5 năm tìm tòi, sản xuất mật từ cây dừa nước.

Nhắc đến Cần Giờ, là nhắc đến đặc sản mật dừa nước

Mục tiêu của VietNipa trong giai đoạn trước mắt?
Chúng tôi sẽ đưa đặc sản địa phương “phủ sóng” các điểm dừng chân, khu du lịch ở Cần Giờ; đồng thời, phát triển hệ thống phân phối...
Điều gì thúc đẩy anh đến với hành trình phát huy giá trị tài nguyên bản địa?
An Giang có đường thốt nốt, Bến Tre có dừa và tôi muốn, khi nhắc đến Cần Giờ, mọi người không chỉ nghĩ đến một khu dự trữ sinh quyển thế giới, mà còn biết đến đặc sản mật dừa nước.
Khi nâng tầm được giá trị tự nhiên bị bỏ hoang bấy lâu nay trên diện tích khoảng 900 ha, sinh kế cho người dân địa phương sẽ ổn định hơn; hệ sinh thái ven sông và môi trường nói chung cũng sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Chỉ cần nhập cụm từ “cây dừa nước Cần Giờ” trên công cụ tìm kiếm Google, trang web về thương hiệu Mật dừa nước ông Sáu (thuộc Công ty TNHH Phát triển Dừa nước Việt Nam - VietNipa) sẽ xuất hiện ngay dòng đầu tiên.

“Ông Sáu là tên gọi ở nhà của ba tôi. Dừa nước ông Sáu như hình ảnh đậm chất Nam bộ, đồng thời cũng là 6 tiêu chí của sản phẩm: chất lượng, khách hàng hài lòng, đối tác tin cậy, nhân viên nhiệt tâm, bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội”, Tiến chia sẻ.

Gần đây, du lịch trải nghiệm trở thành xu hướng. Từ trung tâm TP.HCM, nhiều du khách xuôi về hướng Đông Nam khoảng 18 km để trải nghiệm cuộc sống khác biệt. Không ồn ào, náo nhiệt như trung tâm Sài thành, không gian ở huyện Cần Giờ thanh bình, yên ả, được điểm tô bởi màu xanh của những hàng dừa nước.

Sinh ra và lớn lên tại Cần Giờ, chàng trai 9x Phan Minh Tiến luôn tin rằng, dừa nước là thức quà mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho bán đảo này. Đây là loài cây có lợi ích “đa năng”, gần như tất cả bộ phận đều có thể sử dụng. Lá dừa nước được dùng để lợp nhà, làm rổ rá; phần cơm dừa ngọt mát, bùi, được chế biến thành món ăn đậm đà hương vị quê hương… Riêng cuống dừa nước lâu nay vẫn bị bỏ đi, vì bị cho rằng không có giá trị.

Trên thực tế, người dân Philippines, Malaysia đã sản xuất ra hàng loạt sản phẩm từ mật dừa nước như rượu, giấm… phục vụ cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Trong khi ở Việt Nam, dừa nước chỉ được khai thác phần cơm và lá

Yêu quê hương Cần Giờ và tất cả những gì thuộc về quê hương, 5 năm trước, Tiến mày mò nghiên cứu và đã áp dụng thành công phương pháp lấy mật từ cuống dừa nước. Tiếp đó, anh thành lập VietNipa để thương mại hóa sản phẩm

“Chúng tôi đã nghiên cứu ra kỹ thuật chăm sóc phần cuống nối buồng dừa và thân cây dừa nước để thu về từng giọt mật. Mỗi cuống chảy ra trung bình 1 lít mật mỗi ngày và liên tục trong 30 ngày”, Tiến chia sẻ.

Nỗ lực định vị thương hiệu

Cuống dừa đạt chuẩn để lấy mật là những cuống to, dài, có quả dừa không quá non cũng không quá già để có thể cho ra được những giọt mật tinh khiết trước khi đến với quy trình cô đặc để giữ màu sắc, hương vị thơm ngon tự nhiên vốn có của mật dừa nước.

Kỹ thuật tác động vào cuống, thông tuyến mạch ở bên trong cuống dừa nước được Tiến thực hiện thành công sau hơn nửa năm thử nghiệm. 

VietNipa hiện có 2 dòng sản phẩm là mật dừa nước tinh chất và mật dừa nước cô đặc, đều đã được kiểm nghiệm tại Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM).

Tiến cho biết, sản phẩm qua kiểm nghiệm đều cho ra các thông số phù hợp với người tiểu đường, ăn chay, ăn kiêng chất tạo ngọt; có khả năng thanh nhiệt, giải độc, bù khoáng cho cơ thể. Những chất này hoàn toàn tự nhiên, sẵn có trong cây dừa nước.

Được đào tạo chuyên ngành về kỹ sư hóa, lại từng làm việc trong mảng quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp ngành xi măng, dầu khí, nên Tiến rất hiểu cách đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm nghiệm, điều tiết máy móc… Những kinh nghiệm đó được Tiến vận dụng hiệu quả tại VietNipa.

Bên cạnh kế hoạch tạo vùng nguyên liệu riêng, khi đã sản xuất mật dừa nước với số lượng ổn định hàng tháng, Tiến sẽ bắt tay sản xuất cơm dừa. Anh dự tính, khoảng 2 - 3 năm tới sẽ mở rộng kênh xuất khẩu, sau khi khi đã đưa thương hiệu Mật dừa nước ông Sáu đến gần hơn với thị trường nội địa.

Hành trình khởi nghiệp không chỉ là tạo ra sản phẩm, mà còn phải nâng cao thương hiệu, phát triển thị trường… Thị trường sẽ là “trọng tài” chính, quyết định vòng đời của sản phẩm. Trong hành trình đó, nếu ngừng cố gắng, câu chuyện gãy gánh giữa đường hoàn toàn có thể xảy ra.

“Không dễ thuyết phục khách mua hàng khi thương hiệu chưa được nhiều người biết tới. Nhiều người còn chưa biết dừa nước có mật từ cuống, chưa hiểu công dụng của sản phẩm. Đây là bài toán mà VietNipa cần tìm lời giải để phát huy được tài nguyên bản địa”, Tiến trăn trở.

Hệ sinh thái khởi nghiệp dần chất hơn
Năm 2020 mang đến cơ hội “thử và sai” ở cấp độ toàn cầu. Khả năng ứng biến như lợi thế sẵn có trong gen của start-up góp phần tạo nên một...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư