-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Doanh nhân Lưu Thị Thanh Mẫu (thứ hai, từ phải sang) trao đổi với các cộng sự. |
Sau 10 năm hoạt động trên thị trường bất động sản, dự án mới nhất - Rome by Diamond Lotus có ý nghĩa như thế nào trong danh mục sản phẩm của Phúc Khang, thưa bà?
Mỗi công trình như một cá nhân hoặc tổ chức, đều có sứ mệnh, lý tưởng khi sinh ra. Sứ mệnh của Rome by Diamond Lotus là thúc đẩy xu hướng sống mới, đề cao giá trị của nghệ thuật trong không gian văn hóa tinh thần của con người, đồng thời khuyến khích lối sống xanh thân thiện với môi trường, thiên nhiên.
Ba yếu tố quan trọng tôi tâm niệm luôn phải thể hiện xuyên suốt trong Dự án là “Heritage - Resort - Boutique”.
“Heritage” thể hiện mục tiêu kiến tạo di sản, cụ thể ở đây là kiến trúc La Mã - cái nôi của nền văn minh phương Tây. “Resort” thiên về các tiện ích nghỉ dưỡng phục vụ cư dân. Còn “Boutique” có nghĩa là không gian nhỏ nhưng đầy sáng tạo, khơi gợi trải nghiệm, khám phá mỗi ngày. Đó là những giá trị mà cư dân sẽ tìm thấy ở Dự án.
Ngoài ra, dự án này đánh dấu một bước tiến mới của Phúc Khang trong việc kiến tạo công trình xanh. Trước đây Diamond Lotus Riverside tại quận 8 (TP.HCM) đã gây tiếng vang khi áp dụng theo tiêu chuẩn Leed (Mỹ). Tôi thấy như vậy chưa đủ. Với Rome by Diamond Lotus, chúng tôi áp dụng thêm chuẩn Greenmark (Singapore) và chuẩn An toàn về PCC của UL. Phúc Khang luôn thử nghiệm những cái mới, cải tiến và sáng tạo không ngừng nhằm phục vụ cuộc sống của cư dân tốt hơn trong mỗi công trình. Đồng thời, đây cũng chính là tâm nguyện của cá nhân tôi về một công trình xanh hài hòa với thiên nhiên.
Hành trình xanh 10 năm với những giá trị nhân văn bền vững của Phúc Khang đã ra mắt thị trường 10.000 sản phẩm xanh và phục vụ hơn 10.000 khách hàng. Đánh dấu một thập kỷ hình thành và phát triển của mình, nhà phát triển công trình xanh Phuc Khang Corporation đã mang đến dòng sản phẩm high-end: Rome by Diamond Lotus - di sản xanh tại Phố Đông Thủ Thiêm.
Phúc Khang kỳ vọng nâng tầm công trình khi áp dụng cùng lúc ba tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, đồng thời tạo dấu ấn với kiến trúc La Mã cổ điển
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Phúc Khang Corp nói về tâm huyết của doanh nghiệp khi triển khai Rome by Diamond Lotus.
Ý tưởng mang phong cách kiến trúc La Mã vào dự án được phát triển như thế nào?
Chúng tôi làm việc với các kiến trúc sư nhiều năm kinh nghiệm đến từ Italy, châu Âu, Singapore... Họ sống ở những nơi thụ hưởng văn hóa châu Âu, thấu hiểu công trình mang hơi thở kiến trúc phương Tây, đồng thời hiểu rõ cần phải biến chuyển để phù hợp với cộng đồng tại phương Đông.
Nền tảng của kiến trúc châu Âu chính là nền văn minh La Mã. Phong cách kiến trúc La Mã được định hình rất rõ ràng tại Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, sau này ảnh hưởng rộng rãi đến Pháp, Anh, thậm chí ở Mỹ.
Khi người Pháp đến Việt Nam, họ cũng đã có những công trình cách tân từ kiến trúc La Mã và Phục Hưng, kết hợp với kiến trúc bản địa để lại những di sản Sài Gòn xưa còn nguyên giá trị đến hôm nay.
Đối với tôi, Rome không chỉ là một công trình biểu tượng xanh, mà tương lai sẽ trở thành một biểu tượng mang âm hưởng di sản, niềm tự hào của Phúc Khang nói riêng và cư dân tại TP.HCM nói chung. Tôi biết rất khó, nhưng nếu làm được sẽ tạo nền tảng giá trị lớn cho Rome by Diamond Lotus.
Phúc Khang có gặp khó khi chuyển sang một phong cách kiến trúc mới mẻ?
Áp dụng kiến trúc châu Âu vào tòa nhà văn phòng, thương mại đã khó, để đưa phong cách này vào công trình nhà ở còn khó hơn nhiều, bởi nó phải phù hợp với lối sống của cư dân. Để làm nên một công trình thể hiện giá trị của di sản, cần tư duy nghiêm túc của cả một đội ngũ, chứ không chỉ của tôi hay bộ phận thiết kế. Tất cả đều phải thấu hiểu và cảm thụ hết được vẻ đẹp của kiến trúc La Mã thì mới có thể truyền tải nó vào trong sản phẩm cũng như khi tiếp xúc khách hàng.
Nếu chúng ta nhìn vào khu vực trung tâm Sài Gòn, sẽ thấy người Sài Gòn yêu giá trị di sản như thế nào, công cuộc bảo tồn các di sản Sài Gòn xưa được ưu tiên cao độ. Điều đó khiến chúng tôi ý thức rõ, một khi đã gán lên mình mục tiêu kiến tạo di sản, thì phải làm cho tròn trọng trách. Đó là gìn giữ những giá trị tinh tế trong nghệ thuật kiến trúc cổ điển, nhưng cách tân nó để hiện đại hơn, phục vụ nhu cầu sống của cư dân. Tôi gọi đó là mục tiêu kiến tạo tinh hoa cổ điển trong kiến trúc sinh thái.
Rome by Diamond Lotus thúc đẩy xu hướng sống mới, đề cao giá trị của nghệ thuật trong không gian văn hóa tinh thần của con người, đồng thời khuyến khích lối sống xanh thân thiện với môi trường, thiên nhiên. |
Vậy kiến trúc La Mã sẽ mang lại giá trị gì cho cư dân ngoài yếu tố thẩm mỹ?
Giá trị của một bất động sản không chỉ nằm ở chất lượng công trình, chi phí, cung cầu..., mà còn nằm ở giá trị về văn hóa, phong cách và chất lượng của không gian sống. Ví dụ, ai ở trong một công trình xanh thì ý thức của họ phần nào cũng đã “xanh”, họ có thói quen hình thành nên lối sống “xanh”.
Giá trị tinh hoa cổ điển cũng vậy. Bước vào một tòa nhà có dãy cột cao 14 m trang trọng, uy nghi, thì đó phải là một cộng đồng cư dân tinh hoa. Mua một căn hộ Rome by Diamond Lotus không có nghĩa chỉ là mua một không gian để ăn, ngủ, nghỉ, mà là mua một giá trị tinh thần, nâng cao tính thẩm mỹ trong không gian sống.
Kiến trúc châu Âu không có nghĩa là phải cầu kỳ, nhiều hoa văn. Chúng tôi chú trọng chọn lọc những tinh hoa nhưng phù hợp cho chính người mua căn hộ. Yếu tố di sản thể hiện ở những câu chuyện, giá trị tinh thần được đưa vào để dẫn dắt các giai đoạn phát triển trong vòng đời dự án.
Sau khi Dự án Rome by Diamond Lotus đi vào hoạt động, chúng tôi cũng sẽ cho xây dựng tiếp những không gian theo đúng tinh thần người châu Âu. Để khi bán cho cư dân, Phúc Khang có thể tự hào mình đang dâng tặng cho khách hàng không gian sống mang đậm giá trị tinh thần, văn hóa, nghệ thuật, từ đó giúp cư dân cảm thụ được vẻ đẹp cuộc sống tốt hơn, hài lòng hơn mỗi khi trở về nhà.
Kế thừa kiến trúc La Mã về mặt tinh thần, Dự án đã có những chi tiết, yếu tố nào được chỉnh sửa, thậm chí loại bỏ để phù hợp với một công trình nhà ở hiện đại?
Áp dụng kiến trúc La Mã không có nghĩa là người xưa làm thế nào, mình cũng làm thế ấy, bởi kiến trúc của mỗi giai đoạn còn tùy thuộc vào bối cảnh xã hội của từng thời kỳ. Ngày xưa, nói đến La Mã, người ta nghĩ ngay đến tượng 12 vị thần. Nhưng với công trình nhà ở, làm như thế là không có giá trị thực tiễn.
Do đó, tôi chỉ chọn hai vị thần, một là thần Apollo - đại diện cho nghệ thuật và hai là nữ thần Diana - đại diện cho thiên nhiên. Đó đồng thời là hai yếu tố tối quan trọng mà các công trình của Phúc Khang đang theo đuổi.
Một chi tiết khác chúng tôi cũng loại bỏ là việc kỳ công vẽ trần nhà. Ở Quảng trường trung tâm, tôi chỉ giữ lại các dãy cột theo chuẩn thức cột trong kiến trúc La Mã, nhưng lại không chọn vẽ trần cầu kỳ. Cái gì không cần thiết, không mang đến giá trị thực tiễn cho cư dân thì tôi sẽ không làm.
Thiết kế nội thất căn hộ cũng vậy. Kiến trúc châu Âu mang đặc trưng tường vách kiên cố. Nhưng tại căn hộ Rome by Diamond Lotus, không gian được giải phóng tối đa để nâng cao giá trị sẻ chia trong gia đình, tối ưu hóa không gian sử dụng.
Phúc Khang dành trọn diện tích tầng 6 cho 22 tiện ích và đặc biệt là hồ bơi nước mặn tràn bờ. Tôi ví đây như “sân đình” thời hiện đại. Bởi cư dân đều sẽ tề tựu tận hưởng những dịch vụ cao cấp như resort nghỉ dưỡng. Những tiện ích hiện đại như hồ bơi nước nóng, nước lạnh, gym, spa, phòng hội họp... góp phần hình thành một cộng đồng cư dân có chỉ số sức khỏe và chỉ số hạnh phúc cao theo đúng tinh thần sáng tạo vị nhân sinh.
Bà có thể giải thích thêm sáng tạo vị nhân sinh đối với Phúc Khang là gì?
Tôi học được tư duy ấy trong những lần mở mang kiến thức ở các trường Nhật Bản và châu Âu. Các nước châu Âu đề cao tính thẩm mỹ, nhưng không xa vời công năng khi thiết kế một công trình. Mỗi chi tiết kiến trúc như cột, nền, mái, gờ chỉ... đều mang đậm nét nghệ thuật, tôn tạo giá trị văn hóa, tinh thần cho những ai ngày ngày chiêm ngưỡng.
Tại Phúc Khang, chúng tôi theo đuổi nguyên tắc sáng tạo ấy. Mọi chi tiết thiết kế đều không nằm ngoài công năng và mục tiêu cao nhất là phục vụ cho đời sống vật chất lẫn tinh thần của cư dân. Sáng tạo nhưng không dị biệt. Mọi ý tưởng không đến từ một mình tôi hay nhà thiết kế, mà đến từ mọi cá nhân trong tổ chức. Có như thế thì mới khơi gợi được sáng tạo từ trong đời sống, gắn liền với cư dân.
Ngoài ra, tại Học viện Masushita (Nhật Bản), tôi học được nhiều điều hay về đạo đức kinh doanh, về những bài học đơn giản mà người đứng đầu một doanh nghiệp bất động sản cần ghi nhớ. Đối với doanh nghiệp nói chung, bài toán lợi nhuận là quan trọng nhất, điều đó hoàn toàn hợp lý. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta có rất nhiều cách để có lợi từ sự tử tế. Chính văn hóa tử tế làm nên sự thành công của Nhật Bản.
Tôi cũng học được bản lĩnh dám hành động vì những điều mới mẻ, dám làm “chuột bạch”, bất kể phải đánh đổi bằng một khoản lợi nhuận ít đi. Lợi nhuận ít hơn trong ngắn hạn có thể tạo ra giá trị cao hơn về dài hạn. Với Phúc Khang, điều đó hoàn toàn xứng đáng.
Vậy với yếu tố xanh, Rome by Diamond Lotus sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn thân thiện với môi trường như thế nào?
Nhiều người cho rằng, bất động sản xanh chỉ liên quan đến cây trồng trong dự án, nhưng đó mới chỉ chiếm 10% “công trình xanh”. Phúc Khang nghĩ đến môi trường ngay từ giai đoạn chọn nơi đặt dự án. Ở khu vực nào, phương hướng ra sao, chọn đất trước mới đặt công trình xanh lên phần đất ấy. Làm sao để dự án tận dụng nắng gió tự nhiên, giảm nhiệt năng tiêu thụ, giảm gánh nặng chi phí cho cư dân. Đây chính là yếu tố của địa điểm bền vững trong công trình xanh.
Dự án cũng phải tiết kiệm nguyên vật liệu xây dựng, không gian và năng lượng tiêu thụ cho các công trình nội khu hàng ngày. Ví dụ, toàn bộ vườn cây đều lắp hệ thống tưới tự động tiết kiệm nước. Nguồn nước tưới tận dụng từ bể chứa nước thải sinh hoạt, sau khi trải qua công đoạn xử lý.
Chi tiết nhỏ như vòi sen cũng phải chuẩn thân thiện với môi trường, tiêu thụ ít nước nhất có thể, nhưng vẫn tạo cảm giác sảng khoái cho cư dân. Tòa nhà sử dụng kính Na Uy phản quang, phản nhiệt, hạn chế hiệu ứng nhà kính. Ngay cả nhiệt lượng từ cục nóng máy lạnh cũng được thu gom và xử lý để cung cấp năng lượng chạy bồn nước nóng. Và nhiều chi tiết khác đáp ứng theo tiêu chuẩn công trình xanh Leed (Mỹ), Greenmark (Singapore) và Lotus (Việt Nam).
Qua đó, chúng tôi muốn khuyến khích ý thức sống xanh trong cư dân. Doanh nghiệp phải làm tốt vai trò kiến tạo của mình, có như thế mới chuyển giao ý thức tôn tạo, gìn giữ môi trường cho các thế hệ sau. Đó cũng chính là trách nhiệm của Phúc Khang qua 10 năm hoạt động và sẽ còn tiếp tục theo đuổi, cải tiến trong những năm sắp tới.
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"