-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Trần Nguyễn Duy Tuấn, đồng sáng lập, CEO Airiot |
Bộ sản phẩm thông minh Airiot sử dụng công nghệ IoT để tiết kiệm điện năng là dự án đã được Tuấn thực hiện thành công.
Từ giấc mơ “siêu anh hùng”…
Từ nhỏ, Trần Nguyễn Duy Tuấn thích xem phim khoa học viễn tưởng và đặc biệt yêu thích siêu anh hùng Iron Man. Vì vậy, trong đầu anh đã dần hình thành tư tưởng, khi lớn lên phải “chế” được những sản phẩm riêng và thật đặc biệt.
Tuấn có một người bạn tên Khanh, cả hai có chung đam mê và sở thích. Khi lên cấp 3, đôi bạn bắt đầu chế tạo những thiết bị nhà thông minh và bắt đầu làm trợ lý ảo giống như trong phim Iron Man.
Đến năm 2016, sau khi tốt nghiệp cấp 3, Tuấn và Khanh tìm kiếm nhà đầu tư hỗ trợ nguồn lực để có thể phát triển tiếp Dự án Nhà thông minh điều khiển hoàn toàn bằng trí tuệ nhân tạo, nhưng không nhận được bất kỳ sự quan tâm nào.
Sau đó, tình cờ Tuấn gặp được anh Đức, chủ công ty chuyên hỗ trợ các start-up. Anh Đức đồng ý hỗ trợ cho Dự án, nhưng sau một thời gian tiếp tục triển khai, nhận thấy có quá nhiều thử thách về mặt công nghệ, Tuấn và Khanh quyết định dừng lại.
Khi đó, anh Đức kinh doanh một số phòng nghỉ thông qua Airbnb - ứng dụng kết nối trực tiếp người có phòng cho thuê với người thuê phòng. Nhiều khách thuê phòng của anh thường không tắt các thiết bị điện trước khi ra khỏi phòng. Tuấn và Khanh tìm cách giải quyết vấn đề này bằng IoT và nghiên cứu được một thiết bị đóng ngắt điện tự động phiên bản đầu tiên.
Đội ngũ cũng nghiên cứu thị trường và nhận thấy, ở Việt Nam, từ hộ gia đình đến các đơn vị kinh doanh đều gặp vấn đề về việc sử dụng tiết kiệm điện năng.
“Trái đất đang nóng lên và con người ngày càng có nhiều nhu cầu sử dụng điện nhiều hơn cho các hoạt động, tạo thành một vòng tác động lặp lại: trái đất nóng lên - sử dụng các thiết bị làm mát nhiều hơn - thải ra khí nóng - trái đất lại nóng lên hơn. Chúng tôi nghĩ, nên có một giải pháp nào đó để làm chậm quá trình này lại để chúng ta và cả con cháu đời sau có thể tiếp tục sống trên quả địa cầu này”, Tuấn chia sẻ.
Mặc dù đã làm ra được thiết bị đóng ngắt điện tự động, nhưng sản phẩm ban đầu chưa thực sự phù hợp với các chủ nhà cho thuê trên Airbnb. Nhóm của Tuấn đã mất thêm 2 năm nghiên cứu, tìm hiểu, chỉnh sửa để cho ra đời phiên bản khá hoàn chỉnh như hiện nay.
Tháng 8/2018, Airiot được Christina’s - một start-up trong ngành du lịch hỗ trợ để có thể thử sản phẩm ở các căn nhà của họ và cung cấp nguồn lực để Tuấn và Khanh có thể phát triển sản phẩm hoàn chỉnh.
Sau đó, nhóm có thêm 2 thành viên tham gia và Airiot được thành lập, cung cấp giải pháp tiết kiệm điện cho chủ nhà Airbnb với hệ thống thông minh, giúp đóng ngắt thiết bị tự động khi khách ra ngoài, tiết kiệm tối đa điện năng.
Đến tầm nhìn về vấn đề năng lượng
Hiện tại, Airiot đã có 500 lượt khách đăng ký lắp đặt sản phẩm, đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2019. Airiot sẽ tiếp tục triển khai thu thập những bộ dữ liệu chính xác nhất để có một nền tảng vững chắc, làm cơ sở mở rộng thị trường trong những năm sau.
Theo kế hoạch, từ năm 2020, Airiot bắt đầu mở rộng tiếp cận các chủ nhà cho thuê tại các thành phố lớn, thành phố du lịch như Hà Nội, TP.HCM, Hội An, Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang…
CEO Airiot cho biết, tại Việt Nam hiện có khoảng 45.000 căn hộ/phòng đăng ký cho thuê. Vấn đề các cá nhân cho thuê nhà đang gặp phải là khách không tắt thiết bị điện trước khi ra ngoài, gây lãng phí điện năng và nguy cơ cháy nổ. Trong khi đó, các giải pháp hiện có trên thị trường còn nhiều hạn chế như phải lắp đặt lại hệ thống dây điện trong nhà, đục đẽo tường…
Airiot sẽ cung cấp bộ sản phẩm giúp quản lý lượng điện và tiết kiệm điện. Thiết bị của Airiot sẽ thay thế cầu giao điện trong phòng, tự động ngắt điện khi khách ra khỏi phòng. Bên cạnh đó, hệ thống sẽ nhận tín hiệu từ thẻ khoá phòng trong một khoảng cách nhất định để tự động bật đèn, máy lạnh… trước khi khách về đến phòng.
Với giá bán 1 triệu đồng/bộ, qua các căn hộ thử nghiệm sản phẩm của Airiot, lượng điện được tiết kiệm bình quân 25%/tháng.
“Chúng tôi sẽ liên kết với các đối tác như Luxstay, Christina’s để mở rộng thị trường khi áp dụng bộ sản phẩm này vào các phòng, căn hộ cho thuê”, Tuấn chia sẻ về định hướng của Airiot trong năm tiếp theo. Cùng với đó, đội ngũ sáng lập Airiot sẽ từng bước thực hiện kỳ vọng mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia…
Mới đây, tại cuộc thi Việt Nam Startup Day 2019 quy tụ gần 200 dự án khởi nghiệp đến từ Việt Nam và 11 quốc gia của 4 châu lục được tổ chức tại TP.HCM, Airiot đã xuất sắc giành giải quán quân.
“Tầm nhìn của Airiot là giải quyết vấn đề về năng lượng. Nhưng không chỉ dừng lại ở Airbnb, Airiot sẽ giải quyết vấn đề năng lượng cho các thị trường khác như khách sạn, nhà máy, căn hộ… khi đủ lớn mạnh ”, Tuấn chia sẻ.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"