-
Vương quốc Anh áp thuế carbon từ năm 2027 -
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hợp tác với Trung tâm Giao lưu Thanh niên Quốc tế Trung Quốc -
EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp -
Doanh nghiệp gia đình Việt đang nhìn thấy cơ hội "trăm năm tuổi" -
THACO nhịp nhàng kế hoạch đầu tư mới, hướng mốc doanh thu 1 tỷ USD xuất khẩu nông sản -
Bắc Ninh định kỳ đối thoại “không khoảng cách” để gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, doanh nhân
Doanh nhân Nguyễn Văn Dũng. |
Trở thành triệu phú ở tuổi đôi mươi
Trong giới khởi nghiệp Việt Nam, Nguyễn Văn Dũng không phải là cái tên quá xa lạ. Hơn 20 tuổi, chàng trai sinh năm 1989 này đã nắm trong tay Netlink, một trong những đối tác lớn nhất của Google tại Việt Nam. Anh còn là Chủ tịch Metub Network - mạng lưới Youtube MCN (đa kênh) lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Vậy nhưng, Dũng từng bị coi như “một phiên bản lỗi của gia đình” vì đã không đi thi đại học. Anh kể, năm lớp 6, lần đầu tiếp xúc với quyển sách lập trình do chị gái mang về, anh đã thấy một thế giới mới mở ra. Khi những quán Internet đầu tiên xuất hiện, Dũng thường xuyên đạp xe 5 cây số để truy cập mạng. Khác với mục đích “cày game” như bạn bè, Dũng mày mò tự lập website, blog và bắt đầu kiếm được những đồng tiền đầu tiên ở tuổi 15 từ công việc thiết kế website thuê.
Đến cấp 3, đi học xa nhà, Dũng có điều kiện tiếp cận Internet nhiều hơn và niềm đam mê Internet thực sự ngấm vào máu anh. 18 tuổi, Dũng cùng một người bạn thành lập công ty chuyên thiết kế, code, vận hành web và một số công việc marketing online khác. Khi đó, anh kiêm nhiệm nhiều công việc, thậm chí, tối làm bảo vệ và ngủ ngay tại trụ sở Công ty.
Chính tại thời điểm này, anh đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt trong cuộc đời: bỏ thi đại học để theo đuổi ước mơ khởi nghiệp dựa vào Internet.
“Vì bỏ thi đại học mà từ đó, tôi như biến mất trong mắt bố mẹ, trở thành phiên bản lỗi của gia đình. Mọi cánh cửa dường như sập đóng trước mắt”, CEO Luxstay nhớ lại.
Xác định cần tích lũy thêm kinh nghiệm trước khi bước vào “trường đời”, Dũng đóng cửa công ty để đi làm thuê. Từ vị trí nhân viên, anh nhanh chóng trở thành trưởng phòng công nghệ thông tin của một công ty tổ chức sự kiện chỉ trong vòng vài tháng làm việc. Sau đó, Dũng đầu quân cho một số đơn vị khác, nhưng cảm thấy môi trường chật hẹp, không thỏa sức vẫy vùng, anh quyết định bỏ việc.
Năm 2011, Dũng sáng lập Công ty cổ phần Truyền thông trực tuyến Netlink Online, giữ chức Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành. Netlink hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và Internet, sở hữu Metub Network - mạng lưới YouTube MCN lớn nhất Việt Nam với 800 kênh nội dung với nhiều nghệ sĩ lớn tại Việt Nam...
Hiện Netlink là đơn vị duy nhất ở Đông Nam Á, một trong 5 đơn vị toàn cầu nhận được giấy phép đối tác xuất bản trên tất cả các nền tảng của Google. Giấy phép này cho phép Netlink hợp tác với các nhà phát triển web, ứng dụng và phát triển trò chơi trên web toàn cầu để quản lý khoảng không quảng cáo trên trang web, ứng dụng và trò chơi dành riêng cho nền tảng Google AdSense và Ad Exchange.
Năm 2017, Dũng bán 51% cổ phần Netlink cho Yeah1 với giá 86,3 tỷ đồng. Đến đầu năm 2018, Yeah1 tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại Netlink lên 76% với tổng chi phí mua vào 128,6 tỷ đồng (khoảng 5 triệu USD). Trên hệ thống đăng ký kinh doanh, Nguyễn Văn Dũng vẫn đang là Tổng giám đốc Netlink.
Việc bán bớt cổ phần tại Netlink sau thời gian điều hành là một bước đi chiến lược trong kế hoạch bước ra khỏi vùng an toàn của Dũng. Với sự tư vấn, thúc đẩy của các chuyên gia, quỹ đầu tư, năm 2017, Dũng lập một start-up mới mang tên Luxstay - nền tảng chia sẻ phòng đầu tiên và lớn nhất Việt Nam với mạng lưới hàng chục ngàn địa điểm lưu trú cao cấp khắp cả nước.
Tham vọng trở thành kỳ lân
“Shark Dzung Nguyễn, Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent từng nói với tôi, thị trường Internet Việt Nam, ngoài VNG, không có nhiều start-up “unicorn” (kỳ lân - những công ty được định giá trên 1 tỷ USD), xét cả về quy mô lẫn tiềm lực tài chính hay yếu tố con người. Việt Nam chưa có start-up nào thành công mang tính chất biểu tượng của quốc gia, trong khi Indonesia đã có Go-Jek, Traveloka hay Singapore, Malaysia đã có Sea, Grab...”, Dũng kể. Câu nói đó chính là động lực thôi thúc anh tìm kiếm và phát triển một dự án khởi nghiệp với mục tiêu phải trở thành số một thị trường.
“Tôi thấy, những người giàu nhất Việt Nam đều liên quan tới bất động sản. Nhìn rộng ra một chút, Việt Nam đang có thế mạnh về du lịch, lựa chọn du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn cho các năm tiếp theo. Vì vậy, tôi nghĩ, mình cần làm một cái gì đó có cả bất động sản lẫn du lịch”, CEO Luxstay chia sẻ.
Dũng phân tích, thị trường bất động sản Việt Nam đang bùng nổ, nhiều chung cư, biệt thự, nhà ở được mua để đầu tư và cho thuê. Nguồn tài nguyên này sẵn có và dồi dào hơn mô hình truyền thống là khách sạn, resort. Trong khi đó, Việt Nam chưa có một doanh nghiệp nào đủ lớn để dẫn dắt thị trường. Các hình thức cho thuê nhà, homestay còn nhỏ lẻ và rời rạc. Từ đó, ý tưởng về một nền tảng kết nối “home-sharing” (dịch vụ chia sẻ nhà ở) ra đời, sau này đặt tên là Luxstay - với mục tiêu xây dựng một ngành công nghiệp mới, tiên phong và có cơ hội trở thành số một.
Nghiên cứu kỹ thị trường, Dũng nhận thấy, home-sharing sẽ trở thành xu hướng bùng nổ trên thế giới, là giải pháp mang tới nguồn cung bổ sung rất tốt cho ngành du lịch. Tại Việt Nam, doanh thu của thị trường này hiện ở mức 124 triệu USD, chiếm chưa tới 2% của tổng thị trường dịch vụ lưu trú.
Ở các quốc gia phát triển, home-sharing chiếm 10 - 20% chi tiêu cho dịch vụ lưu trú. Do vậy, Dũng ước tính, quy mô của thị trường home-sharing Việt Nam sẽ sớm đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2023.
Bắt tay vào xây dựng Luxstay, Dũng xác định, Công ty sẽ là sự kết hợp của 3 yếu tố: bất động sản, du lịch và công nghệ. Nền tảng công nghệ đóng vai trò trung gian kết nối xử lý các yêu cầu của khách hàng và người kinh doanh. So với các dịch vụ truyền thống là đại lý du lịch và dịch vụ môi giới, với sự phát triển của các ứng dụng công nghệ, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các dịch vụ qua Internet.
Mục tiêu của Luxstay là xây dựng nền tảng có khả năng phát triển ở quy mô lớn, chứ không chỉ dừng lại là một công ty dịch vụ. Bởi vậy, Luxstay đang đầu tư xây dựng hệ thống có khả năng xử lý tự động hàng trăm ngàn đơn hàng mỗi ngày. Để làm được điều này, bắt buộc phải có công nghệ dẫn dắt.
Sau gần 3 năm triển khai, Luxstay hiện đã có mặt trên toàn quốc và đang đi theo hướng riêng nhằm tạo cho mình một “vũ khí” lợi hại trước các đối thủ nước ngoài. Trong khi các ứng dụng đặt phòng phổ biến như Airbnb, Traveloka, Booking, Agoda thường nhắm đến các thành phố lớn, thì Luxstay hướng tới thị trường homestay tại các điểm du lịch nổi tiếng như một bàn đạp để từ đó chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
“Thành công của Grab tại thị trường Đông Nam Á cho thấy, một tay chơi khu vực hoàn toàn có thể chiến thắng và làm chủ thị trường”, Dũng nói. Do vậy, tham vọng của anh là Luxstay không chỉ dừng lại ở Việt Nam, mà sẽ trở thành công ty có quy mô toàn cầu.
Chiến lược của Luxstay là lấy Việt Nam làm nền tảng để đi ra khu vực, trọng tâm là hướng tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với tham vọng phủ kín tập khách hàng châu Á. Đây là điểm khác biệt so với Airbnb, khi ứng dụng này phổ biến đối với người dùng ở các nước phương Tây.
Luxstay đã kêu gọi thành công 3 vòng gọi vốn với tổng số tiền đầu tư 168 tỷ đồng. Dù vẫn trong giai đoạn “đốt tiền” cho những kế hoạch chiến lược, nhưng CEO Nguyễn Văn Dũng kỳ vọng, Luxstay sẽ đạt điểm hòa vốn vào giữa năm 2022, đồng thời trở thành start-up kỳ lân biểu tượng của Việt Nam, có khả năng đánh chiếm các thị trường trong khu vực.
“Trong hơn 10 năm qua, với các công ty công nghệ, tôi đã mang về những thành công nhất định. Nhưng trên hết, tôi nghĩ, mình vẫn còn quá trẻ để dừng lại. Chúng tôi muốn xây dựng Luxstay thành công ty toàn cầu”, CEO Luxstay khẳng định.
Trò chuyện với Nguyễn Văn Dũng
Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2019, Luxstay đã có 3 lần gọi vốn thành công. Anh dự định sử dụng nguồn tài chính này thế nào?
Nguồn vốn sẽ được sử dụng chính cho việc đầu tư phát triển công nghệ, thu hút khách hàng và đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ đối tác kinh doanh trên nền tảng.
Đầu năm nay, anh đăng tải trên Facebook cá nhân nội dung mua 36 xe VinFast ngay khi xe vừa ra mắt. Thông tin này lập tức trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi của cộng đồng mạng và được đánh giá là một chiến dịch “Marketing sinh lời” thành công. Anh nói sao về điều này? Luxstay sử dụng lượng xe này vào mục đích gì?
Tôi suy nghĩ đơn giản, xe VinFast đẹp, giá tốt, đang khuyến mãi nhiều thì mua nhiều trước khi xe tăng giá và không thấy có gì mạo hiểm! Việc mua xe là đầu tư cá nhân, không nằm trong kế hoạch của Luxstay, nhưng cũng có thể nói là có liên quan tới hoạt động kinh doanh trong tương lai của Công ty. Tôi chưa muốn tiết lộ ở thời điểm này.
Triết lý sống và kinh doanh của anh?
Là luôn nhìn mọi việc và suy nghĩ theo hướng tích cực.
-
THACO nhịp nhàng kế hoạch đầu tư mới, hướng mốc doanh thu 1 tỷ USD xuất khẩu nông sản -
Bắc Ninh định kỳ đối thoại “không khoảng cách” để gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, doanh nhân -
Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã âm thầm lớn lên, thành đầu đàn, dẫn dắt -
Hoà Phát với giấc mơ Top 20 ngành thép thế giới -
Ngày Doanh nhân Việt Nam, nói về Luật Doanh nghiệp và quản trị tốt -
Gemadept rót tiền vào cảng Nam Đình Vũ; VinFast huy động 2.000 tỷ trái phiếu; Hòa Phát chạy thử Dung Quất 2 -
Sứ mệnh tiên phong của doanh nghiệp Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam