-
Ông Nguyễn Hồ Nam làm diễn giả tại Diễn đàn Tri thức thế giới 2024 -
Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp -
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới -
Ông Dương Văn Bắc được bổ nhiệm chức Phó tổng giám đốc Tập đoàn Novaland -
Doanh nhân Tạ Huy Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MINSANDO: Hành trình chinh phục các chứng chỉ xanh -
Doanh nhân Lê Lan Hương, Nhà sáng lập thương hiệu H’EMR: Gìn giữ những mảnh ghép của văn hóa Việt Nam
Doanh nhân Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh |
Khởi nghiệp trên quê hương
Mới đây, cây tỏi Lý Sơn đã tìm được hướng đi bền vững thông qua sự liên kết giữa địa phương với doanh nghiệp để sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi, mang lại thu nhập bền vững cho người nông dân huyện đảo.
Đây là “quả ngọt” từ quá trình dài phấn đấu của những người con huyện đảo Lý Sơn, trong đó có Nguyễn Văn Nhật.
Chàng trai sinh năm 1989 gắn bó với cây tỏi như một mối duyên. Sau khi xuất ngũ ở tuổi 20, anh theo học ngành công nghệ hàn tại Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 (Đồng Nai) và lựa chọn nghề tư vấn kỹ thuật xây nhà nuôi chim yến tại các tỉnh phía Nam. Thời điểm đó, như bao nông sản khác, củ tỏi Lý Sơn luôn trong tình trạng được mùa, mất giá.
Năm 2014, hai xã đảo là An Vĩnh và An Hải được cấp điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm vượt biển. Điện đã làm thay đổi nhiều thứ ở Lý Sơn và cũng là lúc Nhật trở lại đảo, rồi bén duyên với cây tỏi.
“Tôi muốn làm gì đó để tăng giá trị cây tỏi của quê hương, giúp bà con bán được tỏi thô với giá cao hơn, cuộc sống đỡ khó khăn hơn, quảng bá sản phẩm tỏi Lý Sơn đến người tiêu dùng trong và ngoài nước”, Nhật bày tỏ.
Anh dành thời gian vừa buôn bán phụ giúp gia đình, vừa học hỏi thêm kinh nghiệm trồng tỏi, đầu tư máy móc, thiết bị cho nhà xưởng, xây dựng lòng tin với bà con nông dân…
“TÔI MUỐN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHẤT LƯỢNG”
Anh có thể cho biết, yếu tố nào gây khó khăn nhất cho Phú Sinh ở thời điểm hiện tại?
Đó là thời tiết. Yếu tố thời tiết quyết định 50% chất lượng, sản lượng tỏi mỗi năm của bà con nông dân và thời gian giao hàng tới đối tác. Đôi khi, vào cuối mùa, thời tiết bất ổn khiến củ tỏi không đạt chất lượng, hoặc doanh nghiệp không thể vận chuyển tỏi vào đất liền theo đúng hợp đồng. Do đó, Phú Sinh chưa mạnh dạn ký kết các hợp đồng lớn...
Phú Sinh sẽ tiếp tục đầu tư thế nào trong năm 2024?
Danh mục sản phẩm chế biến của Phú Sinh khá đa dạng, gồm tỏi đen “cô đơn”, rượu tỏi đen, rượu tỏi, cao tỏi đen, tỏi xay ngâm mật ong, bột tỏi, tỏi đen ít nhánh… Chúng tôi sắp ra mắt sản phẩm được chế biến từ củ hành Lý Sơn nhằm tiếp tục nâng tầm nông sản của địa phương.
Trong quá trình phát triển nông sản, điều anh quan tâm nhất là gì?
Đó là xây dựng thương hiệu chất lượng. Để tỏi Lý Sơn phát triển mạnh, doanh nghiệp cần quản lý được đầu vào, kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Cùng với đó, chế biến chuyên sâu và xuất khẩu là yếu tố rất quan trọng, tạo đầu ra lớn hơn cho nông sản.
“Đến năm 2019, dù vẫn đang phát triển dưới cơ sở kinh doanh hộ gia đình, nhưng tôi rất muốn tìm cách phát triển cây tỏi Lý Sơn theo hướng nông nghiệp sạch. Tôi kết hợp với người nông dân trồng tỏi sạch trên diện tích 1.000 m2 để thử nghiệm”, Nhật kể.
Nhận thấy, nếu phát triển dưới hình thức hộ gia đình, thì giá trị của cây tỏi Lý Sơn khó vươn xa, năm 2021, Nhật quyết định thành lập Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Sinh (Công ty Phú Sinh).
“Tôi không giấu bà con nông dân bất kỳ bí quyết nào, bởi doanh nghiệp phát triển nông nghiệp cần có sự đồng hành, tin tưởng của người nông dân. Tôi áp dụng công nghệ tiên tiến của Phú Sinh, kết hợp với kinh nghiệm lâu đời của người nông dân, loại bỏ những gì không phát triển được để cùng cho ra những sản phẩm chất lượng”, CEO Nguyễn Văn Nhật nói.
Phát triển cây tỏi ““xanh””
Hiện nay, huyện đảo Lý Sơn có trên 300 ha đất trồng tỏi, cung ứng ra thị trường trên 3.000 tấn tỏi mỗi năm. Được trồng trên đất đỏ bazan và cát biển, tỏi ở Lý Sơn có mùi hương và vị cay nồng tinh túy đặc trưng. Củ tỏi nhỏ, trắng, tép đều, hàm lượng tinh dầu khá cao, nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Trong nhiều năm, sản phẩm tỏi Lý Sơn luôn được đánh giá là đặc sản nổi tiếng, là cây trồng chủ lực trên đảo, nhưng giá tỏi phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, nên “điệp khúc” được mùa mất giá khiến người trồng tỏi luôn bất an.
Công ty Phú Sinh đã xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP từ tỏi Lý Sơn để tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng. Phú Sinh là doanh nghiệp đi đầu trong việc trồng tỏi ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch không hóa chất ở đảo Lý Sơn và chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao, đưa thương hiệu tỏi Lý Sơn vươn xa.
Đến nay, doanh nghiệp đã có 5 sản phẩm OCOP. Sản phẩm tỏi đen nhiều nhánh, rượu tỏi đen, cao tỏi đen đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh; tỏi Lý Sơn thô và tỏi đen “cô đơn” Phú Sinh đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh. Công ty tự tin đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng ở những phân khúc giá khác nhau.
“Để xây dựng thương hiệu tỏi Lý Sơn vững mạnh, điều quan trọng nhất là hướng về nông nghiệp sạch. Xu hướng của người tiêu dùng hiện nay là quan tâm đến sức khỏe, vì vậy, tôi hướng bà con nông dân trồng tỏi theo tiêu chuẩn VietGAP, HACCP… Việc trồng tỏi sạch cũng giúp bảo vệ người nông dân, bởi họ tiếp xúc với cây tỏi mỗi ngày”, Nhật chia sẻ.
Với Nhật, công việc kinh doanh không đơn thuần chỉ để tìm kiếm lợi nhuận. Anh đã mời PGS-TS. Phạm Văn Hiền, nguyên Phó hiệu trưởng Trường đại học Nông lâm TP.HCM về Lý Sơn để hướng dẫn cách cải tạo, xử lý đất nhiễm phèn và bệnh nấm đất đang ngày một phổ biến, khiến cây tỏi nhiễm bệnh vàng lá, nông dân mất mùa.
Dưới sự hướng dẫn của PGS-TS. Phạm Văn Hiền cùng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Quảng Ngãi, Công ty Phú Sinh đã kết hợp với 2 hộ nông dân và trồng thử nghiệm 1 ha tỏi từ nguồn kinh phí do tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ.
Các hoạt động nghiên cứu, tìm thuốc diệt nấm đất, cải tạo đất bạc màu… liên tục được thực hiện. Đội ngũ của Phú Sinh lần lượt xử lý đất, xuống giống, diệt vi sinh, độc tố… Vòng lặp như vậy diễn ra trong hơn một năm để giảm phèn, giúp đất sạch và tơi xốp hơn.
Thành công ngoài mong đợi, Nhật càng được bà con nông dân tin tưởng và liên kết để tìm đầu ra. Phú Sinh đang lên kế hoạch phát triển cây hành Lý Sơn như cách đã và đang áp dụng với cây tỏi.
Đưa tỏi Lý Sơn ra biển lớn
Từ 2 hộ ban đầu, đến nay, Phú Sinh đã liên kết cùng 100 hộ nông dân canh tác tỏi theo tiêu chuẩn VietGAP, HACCP… trên diện tích 50 ha.
Cùng với việc xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng, Phú Sinh đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, máy móc lên men tỏi đen theo công nghệ Nhật Bản. Các sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất trên quy trình khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vượt qua các quy trình kiểm định nghiêm ngặt. Tầm nhìn của Phú Sinh là không đơn thuần phát triển dòng tỏi thô, mà đẩy mạnh chế biến chuyên sâu để gia tăng giá trị.
“Một ki-lô-gram tỏi tươi chỉ có giá 170.000 - 200.000 đồng, nhưng các dòng sản phẩm chế biến chuyên sâu của Phú Sinh có thể bán với giá 1,3 - 3,5 triệu đồng/kg, tùy loại”, CEO 8x chia sẻ.
Năm 2023, Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đã ký kết hợp đồng tiêu thụ dài hạn sản phẩm tỏi Lý Sơn với UBND huyện Lý Sơn. Trung bình mỗi năm, Masan sẽ mua khoảng 50 tấn tỏi khô của Lý Sơn để chế biến nước chấm chua ngọt Nam Ngư ớt tỏi Lý Sơn. Sản lượng mua hàng dự kiến tăng theo từng năm.
Phú Sinh là một trong 2 doanh nghiệp đã ký hợp đồng cung ứng tỏi Lý Sơn với Masan nhằm chủ động liên kết với người trồng tỏi, phổ biến, hướng dẫn quy trình sản xuất để đảm bảo củ tỏi chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn theo hợp đồng. Sự liên kết, hợp tác này được kỳ vọng mang lại thu nhập bền vững cho người dân huyện đảo.
Ngoài thị trường nội địa, Phú Sinh đã giới thiệu sản phẩm và làm việc sơ bộ với đối tác tại Singapore, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản… Các sản phẩm được đối tác đánh giá rất tốt, vì vậy, Nhật kỳ vọng, trong thời gian tới, tỏi Lý Sơn sẽ có cơ hội vươn ra biển lớn.
“Tôi đặt vấn đề với bà con nông dân, nếu hợp tác với Phú Sinh, doanh nghiệp sẽ bao tiêu đầu ra, bà con không còn phải lo lắng chuyện được mùa, mất giá, đồng thời đảm bảo sức khỏe khi sản xuất sạch. Nhờ cam kết này, tôi được nông dân ủng hộ. Tôi muốn cây tỏi chất lượng không chỉ phát triển trong nước, mà còn phải chinh phục nhiều thị trường khó tính…”, CEO Phú Sinh nhấn mạnh.
Mới đây nhất, vào giữa tháng 1/2024, Phú Sinh giao thành công đơn hàng tỏi Lý Sơn cho Massan. CEO Nguyễn Văn Nhật đang chờ đến mùa vụ đầu năm 2024 để ký kết hợp đồng với doanh nghiệp tại Hải Phòng, dự kiến cung cấp cho đơn vị này khoảng 10 tấn tỏi mỗi tháng…
-
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới -
Ông Dương Văn Bắc được bổ nhiệm chức Phó tổng giám đốc Tập đoàn Novaland -
Doanh nhân Tạ Huy Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MINSANDO: Hành trình chinh phục các chứng chỉ xanh -
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Huyền, Chủ tịch HĐQT Mia Group: Nâng cấp với nông nghiệp bền vững -
Doanh nhân Lê Lan Hương, Nhà sáng lập thương hiệu H’EMR: Gìn giữ những mảnh ghép của văn hóa Việt Nam -
[Megastory] "Giàng A Hiếu" - Người đánh thức "xứ sở hạnh phúc Suối Giàng" và khát khao đưa trà Việt lên đỉnh thế giới -
[Emagazine] CEO HVN Travel Trương Minh Tuấn: "Không chọn lợi nhuận cao nhất, tôi chọn tuyệt vời nhất"
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang