-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
TICAY, nghĩa là tin cậy
Năm 1998, ông Lãm bắt đầu xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc. Tốt nghiệp chuyên ngành không liên quan gì đến nông nghiệp, kinh doanh các thiết bị viễn thông từ khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP.HCM, nhưng ông Lãm lại tìm thấy cơ hội đặc biệt từ loại trái cây này.
Cơ hội lớn dần khi hàng của ông tiếp cận đến các thị trường châu Âu và đi cùng cơ hội là những bài học làm việc với… Tây. Bài học đầu tiên là chỉ có đảm bảo các yêu cầu chất lượng sạch, an toàn mới có thể trở thành đối tác lâu dài. Ông Lãm chọn con đường này, dù biết sẽ rất khó.
Doanh nhân Ưng Thế Lãm, sở hữu thương hiệu thanh long TICAY |
Ông bắt tay tìm tòi, nghiên cứu các quy chuẩn quốc tế dành cho quả thanh long. Ông chuyển ngữ tiêu chuẩn của EurepGAP (tiêu chuẩn chung cho hoạt động quản lý trang trại được phát minh vào cuối những năm 1990 bởi một số chuỗi siêu thị của châu Âu và chuyển thành GlobalGAP từ năm 2007) sang tiếng Việt, mời chuyên gia nước ngoài chuyển giao kỹ thuật cũng như hỗ trợ nông dân trồng thanh long.
Với quy trình này, mọi thông tin về quá trình trồng, bón phân, tưới nước, thu hoạch... nói chung là “cách đối xử như thế nào với thanh long” đều được minh bạch.
Bây giờ việc này có thể không còn lạ, kể cả việc tưới nước và phun thuốc tự động từ xa, nhưng hồi năm 2000, khi ông Lãm tay ngang sang làm… nông dân, cách làm này thực sự đặc biệt.
“Tôi được biết đến là nhà xuất khẩu, thông qua một số đối tác khác tại nước sở tại, bán lại đến các siêu thị. Lâu dần, Tesco biết tôi là người điều phối những sản phẩm thanh long chất lượng. Họ đến và đặt vấn đề làm ăn lâu dài”, ông Ưng Thế Lãm kể lại lần “chạm mặt” với Tesco.
Vấn đề là, một khi Tesco đã chú ý đến sản phẩm thanh long của Việt Nam, cũng có nghĩa cơ hội cho hàng trăm loại trái cây khác vào hệ thống này với mức giá cao sẽ được mở ra nếu đáp ứng đúng tiêu chuẩn tương tự.
Tình hình tốt lên. Năm 2007, Tesco gặp ông Lãm và đưa ra thêm các tiêu chuẩn để không còn thu mua thông qua đơn vị trung gian. Ông Lãm đồng ý và bắt tay đầu tư công nghệ, công sức để đều đặn hàng tuần, cung cấp khoảng 400 thùng thanh long (chiếm 1/3 sản lượng xuất đến châu Âu) với giá cao hơn mặt bằng khi đó khoảng 30%.
Đến năm 2008, Công ty tư nhân Bảo Thanh của ông trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được Tesco cấp giấy chứng nhận TNC (Tesco Nature’s Choice) về hệ thống trang trại và nhà xưởng đóng gói thanh long đạt tiêu chuẩn để cung cấp cho hệ thống siêu thị Tesco trên toàn thế giới.
Cũng thời điểm này, TICAY đã xuất thêm khoảng 100 tấn thanh long đến Mỹ sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp giấy chứng nhận nhập khẩu sau 6 năm kiểm duyệt.
Cửa mở rất rộng cho TICAY, nhưng ông Lãm đã không tận dụng được. Hàng loạt vấn đề nội bộ phát sinh khi các hoạt động vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Nông dân bẻ kèo, bán giá cao hơn cho đối tác khác; đối tác cùng hợp tác sản xuất lại đưa ra đủ chiêu trò để kiêm luôn việc xuất khẩu, thay vì thông qua ông Lãm...
“Chúng tôi thuê lái xe vận chuyển thanh long từ Bình Thuận về TP.HCM và phải đảm bảo luôn đạt 5 độ C. Nhưng, họ tắt máy lạnh để tiết kiệm khoảng 300.000 đồng tiền dầu, để rồi tôi phải đổ đi cả container hàng trị giá 300 triệu đồng”, ông Lãm xót xa nhớ lại.
Cầm cự khoảng 6 tháng, tiêu tốn khoảng 30 tỷ đồng, ông Lãm quyết định thông báo với các đối tác, trong đó có Tesco rằng, tạm thời không thể cung ứng hàng bởi đang vấp phải các vấn đề về chất lượng, vì không kiểm soát được đầu vào.
Còn ông Lãm thì quyết định xuống tóc, đi tu. Ông muốn tìm hiểu về phật giáo và lang thang đến những miền quê, nơi người dân trong nuôi gì, trồng gì mà ông chưa hiểu.
Làm nông kiểu… ông Lãm
Năm 2013, ông Lãm quyết định trở lại cuộc đời, khi ông nhận ra rằng, không thể làm nông nghiệp nếu không tự chủ vùng nguyên liệu. Lần này, ông làm nghề nông, theo kiểu ông gọi là Đông - Tây kết hợp.
Nghĩa là, nếu phương Tây dùng các chứng nhận như Global Gap, Organic... để thu mua sản phẩm - nhiều khi khó kiểm soát hoàn toàn chất lượng của ngay chính các chứng nhận này, thì ông phải dùng đến một yếu tố của phương Đông để làm bệ đỡ cho các hoạt động – đó là cái tâm.
Ông tìm các đối tác - nông dân có tâm, bắt đầu từ cái tâm họ đối xử với con cái, vật nuôi hay cây trồng xung quanh. Ông cùng làm việc với họ bằng cái tâm - giữa những con người cùng ngồi trên thuyền. Khi đó, các vấn đề về công nghệ, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ… đều có cách xử lý.
Trên nguyên tắc này, ông xây dựng được các mắt xích phát triển quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đó là vùng nguyên liệu - phương thức sản xuất - thị trường.
Nông dân được gì khi hợp tác với TICAY? Họ được đảm bảo đầu ra với giá cao hơn từ 30 - 50%. Đổi lại, họ phải tự giác và làm nông nghiệp theo đúng cam kết bằng cái tâm.
Ông cũng gây dựng một “đội bóng” làm lại thương hiệu TICAY theo nguyên tắc này. Mỗi người sẽ có một vai trò và “khoảng sân” không chồng lấn việc của người khác.
Mọi người tham gia vào hệ thống, từ người nông dân đến các thành viên của TICAY, đều bắt đầu từ niềm tin và tính tự giác trong công việc.
Hiện, ông đã có 11 ha trồng thanh long của riêng mình. Trong đó, 7 ha trồng theo tiêu chuẩn Global Gap, phần còn lại theo tiêu chuẩn hữu cơ. Cùng với đó, ông Lãm mới có thêm 20 ha từ việc hợp tác với các nông hộ tại Bình Thuận.
Có thể nói, ông Lãm đang chạy đà lần hai bằng việc dựng lại thương hiệu TICAY với việc xuất khẩu khoảng 2 tấn/tuần đến một số đối tác nhỏ lẻ ở nước ngoài. Nhưng, trước mắt, ông cần xây dựng được vùng nguyên liệu khoảng 100 ha cho việc trồng các loại cây đã mang lại giá trị xuất khẩu cả nước trung bình 500 triệu USD/năm như tiêu, cà phê, chanh dây... Các loại cây trồng này sẽ được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ sinh học (Bio-organic).
“Đây là những mặt hàng đã có số lượng, nhưng không đảm bảo chất lượng, tôi chỉ cần lấy 1% của 500 triệu USD là được rồi”, ông Lãm nói.
Với 11 ha của mình, ông cũng không tăng lứa, tăng trọng bởi cho rằng, đây là cái gốc khiến cây cối, đất đai ngày càng giảm chất lượng. Nếu người nông dân trồng thanh long không theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt có thể đạt 45 tấn/ha/năm, thì vườn của ông Lãm chỉ có khoảng 20 tấn/ha. Bù lại, sản phẩm của ông có thể xuất đến các thị trường mục tiêu như Mỹ, Nhật, châu Âu, Hàn Quốc và nhóm khách hàng phân khúc cao cấp tại Trung Quốc, Ấn Độ.
Ông muốn đưa cách làm này đến rộng hơn, tới các nông hộ mà ông đang hợp tác...
Hiện tại, ông Lãm đang nhận trách nhiệm này, với những nông hộ đang cùng ông trên con thuyền của TICAY. Nhưng ông vẫn chưa dừng lại, vẫn tìm kiếm thêm những mối quan hệ mà ông gọi là tùy duyên và tùy tâm, để đặt chỗ cho nông sản Việt Nam vào niềm tin của người tiêu dùng thế giới.
Chúng tôi phải gọi ông với danh xưng như thế nào cho phù hợp?
Tôi chỉ là nông dân, chủ trang trại thanh long sạch TICAY.
Ông có nhắc đến cái tâm trong kinh doanh. Vậy, điều này có mâu thuẫn yếu tố lợi nhuận?
Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh, nhưng cái tâm phải sạch thì đường đi mới đúng đắn. Nhưng mọi người vẫn nói “thật thà thường thua thiệt”. Nhiều khi chúng ta làm ăn chưa chuẩn, khiến niềm tin trở thành thứ xa xỉ. Chúng tôi quyết theo đuổi cái tâm trong kinh doanh.
Thương hiệu TICAY có thể Việt Nam chưa biết đến, nhưng khá có tiếng ở thời kỳ trước tại các nước châu Âu.
Có nghĩa sản phẩm TICAY không dành cho người Việt?
Ngoài những thị trường mục tiêu, chúng tôi sẽ phân phối cho một số hệ thống siêu thị trong nước để trước mắt, đảm bảo dòng tiền xoay vòng vốn cho nông dân.
Sau quá trình ở ẩn, tại sao ông quay lại làm nông dân?
Ở tuổi 48, tôi nghĩ nhiều hơn về quan hệ giữa người với người. Người Việt có câu rất hay: “Tiền bạc và tiền tệ”. Nếu bỏ chữ tiền ra sẽ thành tệ bạc. Cây cối tự nhiên cũng vậy, nếu ép tăng trọng, tăng lượng thì ắt dẫn đến hậu quả.
Tôi làm nông dân để hiểu họ, cùng với họ làm nông theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không có nông nghiệp, không có nông dân, cuộc sống sẽ ngưng trệ. Hơn thế, khi gắn bó với thiên nhiên, con người ta mới trở nên tự tại.
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025