Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
Doanh số từ bán lẻ qua thương mại điện tử sẽ đạt 2.100 tỷ USD vào 2020
Hồng Phúc - 03/11/2017 15:20
 
Tổng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hiện tăng trưởng khoảng 4%/năm thì tổng doanh số bán lẻ trên kênh thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng 20%/năm, tương đương đạt 2,1 nghìn tỷ USD vào năm 2020.
TIN LIÊN QUAN

Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu và đo lường hiệu quả hoạt động toàn cầu Nielsen, tăng trưởng bán hàng trực tuyến của các sản phẩm FMCG đang trội hơn và sẽ vượt qua doanh số bán hàng tại các kênh cửa hàng trong vòng năm năm tới.  

Khi các nhà bán lẻ và nhà sản xuất đầu tư để giải quyết nhiều rào cản hiện có đối với việc phát triển thương mại điện tử, như cơ sở hạ tầng bán lẻ và chuỗi cung cấp, môi trường và các yếu tố văn hoá như các nguy cơ liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng và các hoạt động giao nhận, đó chính là những tiền đề cho việc tăng trưởng theo cấp sô nhân của ngành hàng FMCG trên kênh thương mại điện tử.

.
.

Ông Prashant Singh, Giám đốc Thương mại Điện tử, Phụ trách Nhóm các Thị trường phát triển của Nielsen cho rằng, ngành FMCG đang chững lại trong vài năm trở lại đây hoặc thậm chí không tăng trưởng trên qui mô toàn cầu. Nhưng, những dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực hầu hết là nhờ thương mại điện tử.

Đại diện này chỉ ra bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến xu hướng tăng trưởng trên:

Thứ nhất, thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng, nhưng các yếu tố tăng trưởng không đồng đều: Khả năng kết nối và khả năng tiếp cận với dữ liệu và thiết bị cầm tay đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Trong phạm vi rộng hơn, điện thoại thông minh là một dấu hiệu từ sớm về tiềm năng tăng trưởng thương mại điện tử. Tuy nhiên, khả năng kết nối của chỉ riêng điện thoại thông minh sẽ là không đủ để thúc đẩy sự tăng trưởng của TMĐT. Các yếu tố văn hoá và các yếu tố khác từ thị trường cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến cũng như mua sắm trực tiếp tại cửa hàng của người tiêu dùng.

Thứ hai, các yếu tố thúc đẩy và rào cản là như nhau: Yếu tố thúc đẩy nổi trội nhất cho mua bán TMĐT là tiện lợi (Ngoại trừ Hoa Kỳ, nơi người tiêu dùng được  thúc đẩy bằng các gói giao dịch hấp dẫn). Ngược lại, có ba điểm chính khi xem xét các rào cản đối với thương mại điện tử. Thứ nhất, mong muốn kiểm tra hàng hóa trước khi mua - từ hàng tạp hóa đến các sản phẩm may mặc. Thứ hai, sự thiếu tin tưởng rằng các nhà bán lẻ sẽ đáp ứng được những mong đợi về sự tươi mới trong các sản phẩm mà nhà bán lẻ cung cấp cho thị trường. Và thứ ba, mối quan tâm về mức độ chất lượng của các sản phẩm mua trực tuyến so với trong cửa hàng. Các nhà bán lẻ cần phải hành động để giảm bớt những rào cản này để thúc đẩy thị phần của họ trong ví điện tử thương mại.

Thứ ba, khả năng chiếm lĩnh được giỏ hàng thực phẩm sẽ là chìa khoá thành công của thương mại điện tử bán lẻ: Giỏ hàng thực phẩm được ví là “Chén Thánh” cho các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, các mặt hàng thực phẩm vẫn còn vắng mặt trên kênh bán hàng thương mại điện tử.

Thứ tư, quan tâm đến xu hướng mua hàng đa kênh của người tiêu dùng: Khi nói đến thương mại điện tử bán lẻ, thì sự tiện lợi, giá cả / giá trị, sự phân loại và trải nghiệm của khách hàng là những yếu tố xếp hạng cao nhất trong danh mục các yếu tố quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Để phát triển chiến lược thương mại điện tử thành công, các nhà bán lẻ cần phải đảm bảo rằng họ sẵn sàng vượt qua tất cả bốn yếu tố này.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư