-
Cổ phiếu HTL lên đỉnh 7 năm khi tăng cổ tức từ 20% lên 65% -
Thêm 2 công ty chứng khoán bị phạt hàng trăm triệu đồng -
VN-Index quay đầu giảm nhẹ sau 4 phiên tăng liên tiếp -
Dùng dằng thoái vốn nhà nước tại Bidiphar -
VN-Index tăng phiên thứ tư liên tiếp, lên 1.288 điểm -
Hơn 277.000 tỷ đồng trái phiếu được huy động
Trong 10 phiên gần nhất (22/07 - 02/08), cổ phiếu VNM của ông lớn ngành sữa CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) được khối ngoại mua ròng hơn 1,2 ngàn tỷ đồng. Thanh khoản cổ phiếu ông lớn ngành sữa cũng ghi nhận khối lượng kỷ lục từ trước tới nay.
Trên thị trường chứng khoán, khối ngoại đang có diễn biến tích cực với cổ phiếu VNM. Trong phiên 02/08, VNM tiếp tục là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất về khối lượng lẫn giá trị với 330 tỷ đồng, tương ứng hơn 2,8 triệu đơn vị. Trước đó, phiên 31/07, khối ngoại mua ròng tới 370 tỷ đồng, đánh dấu phiên mua ròng mạnh nhất với VNM từ đầu năm 2024.
Đà mua ròng tại VNM đã kéo dài liên tiếp 10 phiên với tổng giá trị mua ròng đạt khoảng 1.254 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng VNM 10 phiên liên tiếp |
Cùng với diễn biến tích cực của khối ngoại, giá cổ phiếu VNM cũng thể hiện tốt trên thị trường chứng khoán. Từ 22/07 đến nay, cổ phiếu của ông lớn ngành đạt mức tăng 9% và vượt mốc 70.000 đồng/cp, chốt phiên 02/08 ở giá 71,500 đồng/cp.
Bên cạnh thị giá và lượng giao dịch từ khối ngoại, thanh khoản của VNM những phiên gần đây cũng tăng vọt. Đáng kể nhất là phiên 31/07, khối lượng giao dịch kỷ lục từ trước tới nay, gần 21.6 triệu cp, tương đương giá trị đạt hơn 1.5 ngàn tỷ đồng. Qua đó đưa thanh khoản bình quân trong một năm qua đạt hơn 2.9 triệu đơn vị/phiên. Cũng trong phiên lịch sử này, nhà đầu tư ngoại đã mua gần 6.3 triệu cp VNM, thông qua khớp lệnh, tương đương giá trị gần 443 tỷ đồng, đánh dấu một trong những lần mua bán trực tiếp số lượng khủng.
Động thái mua ròng của nước ngoài cùng thanh khoản và thị giá tăng được hỗ trợ bởi kết quả kinh doanh với nhiều tín hiệu tích cực của VNM. Vinamilk đã có một quý 2 vượt trội khi doanh thu hợp nhất lập kỷ lục mới. Quan trọng hơn, Công ty đã đạt tăng trưởng ở tất cả bộ phần từ trong nước, xuất khẩu đến các đơn vị thành viên trong và ngoài nước.
Theo BCTC hợp nhất quý 2/2024, doanh thu thuần VNM đạt 16,655 tỷ đồng, vượt qua đỉnh 16,194 tỷ đồng của quý 3/2021 để trở thành quý có doanh thu cao nhất. Đây cũng là quý có mức tăng trưởng cao nhất của doanh nghiệp kể từ đầu năm 2022 khi đạt 9,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng đạt 2,671 tỷ đồng, tăng 21%.
Kết quả này được hỗ trợ bởi hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước với mức tăng trưởng tăng lần lượt 5.8% và 29.9% so với cùng kỳ.
Thị trường nước ngoài đóng góp tới 18,5% doanh thu hợp nhất quý II/2024. Trong đó, doanh thu thuần xuất khẩu đạt 1.740 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Liên tục cải tiến sản phẩm và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với đối tác tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm là cơ sở tăng trưởng cho hoạt động xuất khẩu của Vinamilk.
Ngoài đẩy mạnh các thị trường truyền thống, Vinamilk đang mở ra các cơ hội mới theo xu hướng cung cấp cho các chuỗi toàn cầu. Định hướng này đưa sản phẩm Vinamilk đến nhiều hơn ở khu vực châu Úc, xa hơn là châu Phi và Nam Mỹ.
Trong thời gian tới, Vinamilk tập trung vào các thị trường mới nổi, tận dụng các hiệp định thương mại tự do và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược. Trong quý II, Vinamilk tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương quốc tế. Chiến lược phát triển bền vững cũng được tận dụng như một thế mạnh cạnh tranh khi xuất khẩu để tạo ra làn gió mới.
Với các chi nhánh nước ngoài tại Campuchia và Mỹ, doanh thu thuần quý II/2024 đạt 1.384 tỷ đồng, tăng trưởng 21,8% so với cùng kỳ.
“Với kết quả đáng khích lệ trong nửa đầu năm 2024, chúng tôi tự tin hướng đến mục tiệu hoàn thành kế hoạch cả năm và tin tưởng rằng Vinamilk sẽ tiếp tục là điểm sáng trên thị trường, mang lại giá trị bền vững cho các nhà đầu tư” – bà Mai Kiều Liên chia sẻ với nhà đầu tư.
-
Dùng dằng thoái vốn nhà nước tại Bidiphar -
Loạt quỹ đầu tư cổ phiếu chiến thắng thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
Ngân sách nhà nước chi 306.128 tỷ đồng cho giáo dục, đào tạo -
VN-Index tăng phiên thứ tư liên tiếp, lên 1.288 điểm -
Chứng khoán APG: Sắp lộ diện bên mua là tổ chức -
Hơn 277.000 tỷ đồng trái phiếu được huy động
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam