
-
Thị trường chứng khoán bớt nỗi lo bất định
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm -
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG cho biết doanh thu tiêu thụ tháng 2 đạt 375 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó trong tháng 1, Dệt may TNG cũng tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu với 397 tỷ đồng, vượt 5% kế hoạch đề ra. Doanh thu xuất khẩu chiếm tới 99% tổng doanh thu, trong đó Mỹ và Pháp là hai thị trường lớn nhất, lần lượt chiếm 34% và 28% thị phần.
Tuy nhiên, lũy kế 2 tháng đầu năm, TNG có 771 tỷ đồng doanh thu tiêu thụ, giảm 8% so với cùng kỳ. Diễn biến này phù hợp với tình hình chung, khi tính từ đầu năm đến hết ngày 15/2, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giảm 845 triệu USD, giảm gần 20% so cùng kỳ, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Năm nay, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) dự báo giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 45 - 47 tỷ USD, tăng 7 - 11% so với năm trước. SSI Research cho rằng, mục tiêu này khá thách thức do ngành sợi đã bắt đầu ghi nhận mức lỗ trong quý IV/2022 và Vinatex (UPCoM: VGT) cũng dự báo đơn hàng may mặc sẽ giảm 25% so với 2022.
Theo SSI Research, chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu và tiêu dùng nói chung được dự báo sẽ giảm đi, doanh thu bán lẻ sẽ được thúc đẩy bởi các chương trình khuyến mãi và giảm giá. Tỷ suất lợi nhuận gộp của toàn bộ chuỗi giá trị sẽ chịu áp lực, trong đó các nhà sản xuất sợi và hàng may mặc trong nước dễ bị tổn thương nhất do giá bán trung bình thấp hơn.
Trong khi đó, áp lực từ chi phí nguyên vật liệu đối với các nhà sản xuất đã giảm bớt do giá bông và giá dầu đã giảm đáng kể từ quý II/2022. Chi phí vải giảm sẽ bù đắp một phần giá bán trung bình thấp hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp tổng thể sẽ giảm do năng lực đàm phán của các nhà sản xuất trong nước thấp hơn so với các nhà bán lẻ và lương cơ bản dự kiến sẽ tăng 20% so với cùng kỳ. Với lãi suất dự kiến sẽ duy trì ở mức cao trong suốt cả năm, chi phí tài chính tăng cao có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ròng, đặc biệt đối với những công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao như dệt may TNG.
Năm 2023, Dệt may TNG đặt kế hoạch doanh thu 7.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 337 tỷ đồng, tăng lần lượt 11% và 16% so với năm trước. Kế hoạch này được đặt ra sau một năm khá thành công của Công ty với mức doanh thu, lợi nhuận cao kỷ lục, lần lượt đạt 6.778 tỷ đồng và 292 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước.
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm -
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower