-
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Đại học Đà Nẵng hợp tác về vi mạch bán dẫn -
Quảng Nam: Chuyển đổi số tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế -
Thái Bình: Tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số cho doanh nghiệp -
Phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 -
MobiFone hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam -
Grab cam kết thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế số tại Việt Nam
Doanh thu thương mại điện tử nửa đầu năm 2024 đạt 13,2 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ. |
Bán lẻ qua thương mại điện tử tiếp tục ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024.
Số liệu mới nhất của Bộ Công thương cho hay, thương mại điện tử tiếp tục là kênh phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông trong và ngoài nước, với doanh thu 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 13,2 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù kinh tế thế giới và khu vực gặp nhiều khó khăn, nhưng thương mại điện tử Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, giữ được tốc độ tăng trưởng cao và Việt Nam được ghi nhận có tốc độ phát triển thương mại điện tử dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI 2024) của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 đạt 25 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2022, trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD.
Phó cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), bà Lại Việt Anh cho rằng: "Tiềm năng phát triển thương mại điện tử còn rất rộng lớn, bởi thương mại điện tử đã chiếm khoảng 8% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước".
"Rào cản gia nhập trong môi trường điện tử thấp hơn so với thị trường truyền thống, nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã thành công khi tiếp cận thị trường toàn quốc, thậm chí là xuất khẩu trực tuyến ra thị trường nước ngoài", bà Việt Anh nhận định.
Theo thống kê của nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric, 6 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, gồm: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktokshop ước đạt 156.000 tỷ đồng.
Sự gia tăng kinh doanh qua thương mại điện tử của các doanh nghiệp sản xuất và các nền tảng giao dịch điện tử, nền tảng số trung gian như Lazada, Sendo..đã góp phần nhiều công ăn việc làm.
Thị trường thương mại điện tử tiềm năng của Việt Nam đã kéo các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động kinh doanh. Đơn cử, Shopee, sàn thương mại điện tử phục vụ thị trường Đông Nam Á (thuộc Tập đoàn Công nghệ SEA của Singapore) đã có mặt tại Việt Nam từ 2015 và đang kinh doanh hiệu quả.
Theo Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam, ông Trần Tuấn Anh: " Trong vòng 7-8 năm qua, Shopee đã làm việc với rất nhiều các nhà kinh doanh nhỏ lẻ và thấy rằng ở Việt Nam có những thế mạnh rất lớn về sản xuất, ví dụ như ngành may mặc. Tuy nhiên, những sản phẩm này chưa tiếp cận được quá nhiều trong thị trường nội địa vì một số lý do. Hiểu biết về thị trường nội địa từ các nhà kinh doanh xuất khẩu chưa nhiều; cách tiếp cận người tiêu dùng qua thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn còn mới; nhu cầu và thị hiếu của thị trường Việt Nam cũng khác với thị trường xuất khẩu".
Nắm được những hạn chế này, Shopee "bắt tay" với các doanh nghiệp xuất khẩu để cùngg cấp cho thị trường nội địa trước. "Người sản xuất cứ tập trung vào sản xuất, còn chúng tôi lo vấn đề vận hành cũng như quảng bá sản phẩm ra thị trường, và đã được những kết quả rất tốt", ông Tuấn Anh nói.
Để giúp doanh nghiệp tăng tốc kinh doanh trên nền tảng số, năm 2024, Shopee đang triển khai một kế hoạch với các nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử đề ra trong Chiến lược Kinh tế số của Chính phủ.
Đó là phát triển nền tảng thương mại điện tử thông qua chuỗi giá trị, kết nối các nhà sản xuất lớn, các nhà phân phối vừa và nhỏ, các nhà bán buôn và các kênh thương mại bán lẻ, các công ty thương mại điện tử cùng cấu thành nên chuỗi cung ứng.
Những tháng còn lại của năm 2024, thị trường bán lẻ qua thương mại điện tử sẽ còn nóng hơn do nhu cầu gia tăng phục vụ mùa tựu trường và tiêu dùng cuối năm. Dự báo, doanh thu thương mại điện tử năm nay có thể đạt 27,5 - 28 tỷ USD.
-
Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
Võ Hạ Linh vượt xa Chu Thanh Huyền, vợ cầu thủ Quang Hải về lượt xem khi livestream bán hàng -
Quảng Nam: Chuyển đổi số tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế -
Thái Bình: Tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số cho doanh nghiệp
-
Phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 -
MobiFone hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam -
Quy mô kinh tế số chiếm hơn 20% GRDP của Đà Nẵng -
Grab cam kết thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế số tại Việt Nam -
Để “chuyển đổi kép” trở thành nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp -
Trí tuệ nhân tạo dẫn dắt chuyển đổi số tại Việt Nam -
Thiết lập Sàn giao dịch dữ liệu để thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngành kinh tế
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024