Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Đốc thúc thu cổ tức tại doanh nghiệp có vốn nhà nước
Mạnh Bôn - 09/05/2014 12:44
 
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp thực hiện quyết toán lợi nhuận còn lại và cổ tức năm 2013, năm 2014 của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có vốn nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Đã thấy cửa sáng trong thu ngân sách 2014
Quốc hội nhất trí thu cổ tức doanh nghiệp nhà nước
DNNN lo "sốt vó" trước đề xuất thu cổ tức

Theo quy định của Tổng cục Thuế, chỉ có trường hợp doanh nghiệp đã có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại trước ngày 31/12/2013 thì mới thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

   
  Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính  

Các trường hợp còn lại, kể cả trường hợp có quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND cấp tỉnh về việc tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại cũng không được sử dụng lợi nhuận còn lại năm 2013 và năm 2014 để tăng vốn điều lệ. Toàn bộ phần lợi nhuận còn lại của các trường hợp này phải vào nộp ngân sách nhà nước.

Cụ thể, trường hợp doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình tăng vốn điều lệ trong Đề án Tái cấu trúc doanh nghiệp nhưng chưa có quyết định tăng vốn điều lệ của Thủ tướng Chính phủ cũng không được sử dụng lợi nhuận còn lại năm 2013 và năm 2014 để tăng vốn điều lệ.

Trường hợp doanh nghiệp đã có quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ về việc tăng vốn điều lệ nếu thực sự cần thiết, doanh nghiệp báo cáo chủ sở hữu để trình Thủ tướng Chính phủ sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của công ty mẹ (nếu có) và lợi nhuận còn lại chưa phân phối của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2012 để tăng vốn điều lệ.

Trường hợp doanh nghiệp đã có quyết định tăng vốn điều lệ của UBND cấp tỉnh, nếu thực sự cần thiết được sử dụng lợi nhuận còn lại chưa phân phối của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2012 để tăng vốn điều lệ; không sử dụng nguồn lợi nhuận còn lại năm 2013 và năm 2014 để tăng vốn điều lệ.

Các doanh nghiệp đang trong tiến trình cổ phần hóa đã được cơ quan có thẩm quyền xác định giá trị doanh nghiệp nhưng chưa hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau ngày 31/12/2012 vẫn phải nộp lợi nhuận còn lại vào ngân sách nhà nước.

Tổng cục Thuế đốc thúc cơ quan thuế các địa phương tổ chức kiểm tra, xác định lợi nhuận còn lại và cổ tức được chia của doanh nghiệp có vốn nhà nước và đôn đốc doanh nghiệp kê khai quyết toán, nộp vào ngân sách nhà nước.

Năm 2013, đứng trước nguy cơ hụt thu ngân sách 63.630 tỷ đồng, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 57/2013/QH13 cho phép thu một phần lợi nhuận và cổ tức phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước vào ngân sách.

Theo TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nếu “thu đúng, thu đủ” số lợi nhuận sau thuế và cổ tức phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ giải quyết được nhiều vấn đề như giải quyết kịp thời sự căng thẳng trong cân đối ngân sách; tạo ra sự bình đẳng của Nhà nước với vai trò là cổ đông của doanh nghiệp có vốn nhà nước với các cổ đông khác; có vốn để đầu tư vào công trình, dự án; giảm vay nợ trong và ngoài nước; giảm bội chi ngân sách…

“Hàng năm, Nhà nước với vai trò là cổ đông không thu được một đồng xu cổ tức nào cho ngân sách; với vai trò là chủ sở hữu, Nhà nước không thu được một xu lợi nhuận sau thuế tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chính là một sự lãng phí nguồn lực vô cùng lớn”, ông Lịch nhấn mạnh và cho rằng, việc ngân sách thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế là “bước đột phá” trong cân đối ngân sách. Bởi có được số tiền này sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ thực hiện các chính sách miễn - giảm thuế, bảo đảm an sinh xã hội, trả nợ, gia tăng đầu tư…

Theo số liệu vừa được Bộ Tài chính công bố, thu ngân sách năm 2013 thay vì hụt thu 63.630 tỷ đồng so với dự toán như dự kiến ban đầu đã vượt thu khoảng 6.000 tỷ đồng.

“Phần lớn số vượt tiền vượt thu so với con số đã báo cáo với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 là thu từ cổ tức tại doanh nghiệp có vốn nhà nước và lợi nhuận sau thuế còn lại của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước”, Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết.

Cũng theo ông Tuấn, khi xây dựng Nghị quyết 57/2013/QH13 để trình Quốc hội, Bộ Tài chính tính toán thu ngân sách từ cổ tức và lợi nhuận còn lại tại doanh nghiệp có vốn nhà nước chỉ vào khoảng 6.000 đến 9.000 tỷ đồng là “kịch kim”, nhưng thực tế đã thu được 29.100 tỷ đồng. Số tiền này chắc chắn sẽ không dừng lại khi cơ quan thuế thực hiện quyết toán lợi nhuận còn lại và cổ tức năm 2013, năm 2014 của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có vốn nhà nước.

“Giả sử không có nguồn này, chắc chắn ngân sách năm 2013 đã hụt thu, cân đối ngân sách năm 2014 sẽ hết sức căng thẳng”, ông Tuấn khẳng định và cho rằng, việc ngành thuế đặc biệt quan tâm đến khoản thu vô cùng lớn và rất mới mẻ trong thu ngân sách là điều kiện vô cùng quan trọng trong việc cân đối thu - chi, giảm bội chi trong năm 2014 và những năm tới.

Bộ Tài chính lạc quan về sự phục hồi của nền kinh tế Bộ Tài chính lạc quan về sự phục hồi của nền kinh tế

(Baodautu.vn) Với những diễn biến thu, chi ngân sách; huy động, giải ngân vốn đầu tư phát triển 3 tháng đầu năm, Bộ Tài chính vừa đưa ra nhận định khá lạc quan: “Xu hướng phục hồi của nền kinh tế ngày càng trở lên rõ nét và ổn định hơn”.

Thủ tướng: Chắt chiu từng đồng để giảm bội chi Thủ tướng: Chắt chiu từng đồng để giảm bội chi

(Baodautu.vn) “Tính đến thời điểm này, thu ngân sách đã vượt 0,33% dự toán. Nếu tính cả số thu trong 2 ngày cuối năm thì thu ngân sách năm nay chắc vượt khoảng 1%. Tỷ lệ vượt thu không nhiều, nhưng đây là sự cố gắng rất lớn của ngành tài chính”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mở đầu bài phát biểu chỉ đạo trong Hội nghị tổng kết năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của ngành tài chính được tổ chức sáng nay.

"Chuyển giá là căn bệnh trầm kha"

(baodautu.vn) Nguyên nhân chính dẫn đến chuyển giá, gửi giá, theo đại biểu Trần Quang Chiểu, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, là do chế tài xử phạt “nhẹ như lông hồng”. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng thừa nhận, việc quản lý thuế có lúc, có nơi chưa hiệu quả đã dẫn đến tình trạng gian lận thuế, trốn thuế dưới nhiều hình thức khác nhau.

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư