
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() |
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, từ đầu năm 2023 đến nay, tổng đàn trâu tiếp tục xu hướng tăng với số lượng hiện có 28.800 con, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022; trong khi, đàn bò duy trì ở mức tương đương cùng kỳ với 129.600 con.
Chăn nuôi lợn có sự phục hồi, giá thịt lợn hơi tăng nhẹ trong quý II/2023 góp phần giảm bớt áp lực về chi phí, tạo động lực các hộ chăn nuôi mở rộng đàn. Đến nay, tổng đàn lợn toàn TP. Hà Nội có 1,46 triệu con, tăng 4,4% so với cùng kỳ (chưa bao gồm lợn sữa 1,3 triệu con, tăng 4,1%).
Tổng đàn gia cầm cũng ghi nhận mức tăng trưởng 3,6% so với cùng kỳ năm 2022, hiện đạt 40,8 triệu con. Trong đó, riêng đàn gà hiện có 27,1 triệu con, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
So với cùng kỳ năm 2022, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng từ đầu năm 2023 ước đạt 1.035 tấn, tăng 5,6%.
Sản lượng thịt bò đạt 5.411 tấn, tăng 0,1%; thịt lợn đạt 124.000 tấn, tăng 8%; trứng gia cầm đạt gần 1,4 triệu quả, tăng 4,2%.
Bên cạnh chăn nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản trong những tháng đã qua của năm 2023 ước đạt 22.500ha (chủ yếu là diện tích nuôi cá), tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2022. So với cùng kỳ năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 56.700 tấn, tăng 3,3%,.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp hai lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản của Hà Nội tăng trưởng ấn tượng trong những tháng đã qua của năm 2023 là việc kiểm soát tốt dịch bệnh. Ngành nông nghiệp Hà Nội xác định đây vẫn sẽ là nhiệm vụ trọng tâm để duy trì tăng trưởng trong những tháng cuối năm.
Cùng với kiểm soát chặt dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội chỉ đạo các Chi cục phối hợp với các địa phương tăng cường quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm; tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
Cùng với đó là đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh; từng bước triển khai thí điểm xây dựng một số xã chăn nuôi trọng điểm thành cơ sở an toàn dịch bệnh để tiến tới xây dựng thành vùng an toàn dịch bệnh. Đồng thời, quản lý tốt vật tư nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower