-
Phát lệnh triển khai xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C -
Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi hơn 6.235 tỷ đồng; 8.200 tỷ nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân -
Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
Quảng Trị có dự án sản xuất ván ghép 130 tỷ đồng
Đến ngày 30/9/2024, ước giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 320.566 tỷ đồng, bằng 47,29% kế hoạch. |
Áp lực giải ngân quý cuối năm
Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là mối lo chung của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, đến ngày 30/9/2024, ước giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 320.566 tỷ đồng, bằng 47,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Tỷ lệ giải ngân này, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, là “chưa đạt kỳ vọng”. Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ cũng rất lo lắng khi tỷ lệ giải ngân năm nay đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ lệ chung của cả nước thì như vậy, nhưng đáng chú ý, vẫn còn có tới 31 bộ, cơ quan và 23 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn trung bình của cả nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phê bình các đơn vị này và nhấn mạnh rằng, phải giải ngân “tích cực” hơn.
Hơn thế, trong số các đơn vị giải ngân thấp, một số địa phương được giao kế hoạch lớn, nhưng tỷ lệ giải ngân thấp, dẫn đến làm giảm tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Chẳng hạn, TP.HCM được giao hơn 79.263 tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng kế hoạch vốn năm 2024 của cả nước, nhưng tỷ lệ giải ngân mới đạt 21,29% kế hoạch.
Hà Nội cũng tương tự. Được giao hơn 81.033 tỷ đồng, chiếm khoảng 12% tổng kế hoạch vốn năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ giao cả nước, nhưng tỷ lệ giải ngân của Hà Nội mới đạt 38,88% kế hoạch. Trong khi đó, Hưng Yên được giao 19.921 tỷ đồng, chiếm 3% tổng kế hoạch vốn năm 2024 của cả nước, nhưng tỷ lệ giải ngân mới đạt 31,13% kế hoạch…
Ngoài các nguyên nhân như giải phóng mặt bằng, vướng mắc trong hoàn thiện thủ tục đầu tư, nguồn thu ngân sách địa phương từ nguồn thu sử dụng đất chưa được đảm bảo để bố trí cho các dự án…, cũng như câu chuyện đặc thù của giải ngân đầu tư công là đầu năm thấp, cuối năm tăng nhanh, thì thời tiết không thuận cũng là nguyên nhân khiến nhiều địa phương giải ngân chậm.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, ông Nguyễn Văn Sơn, vừa qua, Tuyên Quang mất 4 tháng mưa, nên không thể triển khai xây dựng nhiều dự án, dẫn tới tỷ lệ giải ngân đầu tư công mới đạt 40%. Mặc dù vậy, theo ông Sơn, Tuyên Quang đang tập trung cao độ trong cuộc thi đua 500 ngày đêm làm cao tốc. “Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ đoạn qua Tuyên Quang cơ bản đã hoàn thành. Chúng tôi cũng đang nỗ lực triển khai xây dựng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang”, ông Nguyễn Văn Sơn nói.
TP.HCM là một trong số các đơn vị đã phải đề xuất “trả lại vốn” vì không giải ngân hết. Bộ Tài chính, Đại học Quốc gia TP.HCM… cũng thuộc diện này và nguyên nhân xuất phát từ công tác lập kế hoạch chưa sát với khả năng thực hiện - một điểm yếu trong thực hiện và giải ngân đầu tư công mà không ít đơn vị mắc phải.
Dồn lực cho chặng đua nước rút
Giải ngân vốn đầu tư công qua 9 tháng đạt chưa tới 50% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong tổng nguồn lực đầu tư 670.000 tỷ đồng của năm nay, vẫn còn khoảng 350.000 tỷ đồng cần được đưa vào giải ngân. Trong khi đó, tính đến thời điểm niên độ ngân sách 2024 kết thúc, chỉ còn hơn 3 tháng. Điều này đặt áp lực giải ngân vốn đầu tư công lên quý cuối năm, đòi hỏi phải dồn lực trong chặng đua nước rút, nếu muốn đạt mục tiêu giải ngân 95% mà Chính phủ đã đặt ra.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM
“Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, địa phương còn giải ngân chậm hơn Trung ương, trong đó có một số địa phương giải ngân dưới 10%. Chính phủ quyết tâm phấn đấu giải ngân 95%, do vậy, đây là công việc hết sức khó khăn, cần phải có giải pháp tháo gỡ ở những đơn vị làm kém và thúc đẩy những chỗ đang làm tốt”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây.
Ông Nguyễn Khắc Định cũng đã nhắc đến việc điều chuyển vốn, rút vốn ở những dự án chậm triển khai để chuyển vốn cho dự án khác. Đây là việc làm cần thiết, mà mới đây, Chính phủ đã thực hiện.
Liên quan việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài các giải pháp vẫn được thực thi lâu nay, như tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường kỷ cương kỷ luật…, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, giảm ít nhất 30% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan giải ngân vốn đầu tư công, đẩy mạnh công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công.
Bên cạnh chỉ đạo của Chính phủ, thì nỗ lực thực hiện của các bộ, ngành, địa phương mới là điều quan trọng nhất.
“Trong những tháng cuối năm, Tuyên Quang sẽ tập trung cao độ, triển khai 3 ca 4 kịp để đảm bảo đến cuối năm, giải ngân được 95% vốn Thủ tướng Chính phủ giao”, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết.
Trong khi đó, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định, Thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai và giải ngân vốn đầu tư công, bao gồm việc thực hiện các dự án trọng điểm như đường Vành đai 4…
-
Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi hơn 6.235 tỷ đồng; 8.200 tỷ nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân -
Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
Quảng Trị có dự án sản xuất ván ghép 130 tỷ đồng -
Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh -
Thừa Thiên Huế phê duyệt chủ trương xây mới cầu treo Bình Thành -
Đà Nẵng thông tin về lộ trình thu hút đầu tư vào khu thương mại tự do -
Đường đi của thủ tục đầu tư đặc biệt
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up