Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Đơn vị vận hành Pizza Hut tính chuyện phá sản
Lê Quân (Bloomberg) - 21/02/2020 17:19
 
NPC International, đơn vị vận hành chuỗi cửa hàng Pizza Hut lớn nhất nước Mỹ, đang xem xét các phương án tái cấu trúc, kể cả nộp đơn tuyên bố phá sản do ôm gánh nợ 1 tỷ USD trong khi cuộc đua trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống ngày càng khốc liệt.
NPC International - đơn vị được nhượng quyền kinh doanh thương hiệu Pizza Hut lớn nhất nước Mỹ - đang “điều đình” với các “chủ nợ” sau nhiều tháng doanh thu bết bát. Ảnh: AFP
NPC International - đơn vị được nhượng quyền kinh doanh thương hiệu Pizza Hut lớn nhất nước Mỹ - đang đàm phán giãn nợ với các bên cho vay sau nhiều tháng doanh thu bết bát. Ảnh: AFP

Nguồn thạo tin của Blooberg cho hay, NPC International - đơn vị được nhượng quyền kinh doanh thương hiệu Pizza Hut lớn nhất nước Mỹ - đang “điều đình” với các “chủ nợ” sau nhiều tháng doanh thu bết bát. Doanh nghiệp này đang cố tái cấu trúc và nhiều khả năng nộp đơn tuyên bố phá sản.

Tính đến cuối năm 2019, NPC sở hữu 1.225 cửa hàng Pizza Hut, chiếm 17% tổng số cửa hàng Pizza Hut toàn nước Mỹ. NPC mới đây “vỡ trận” khi không đủ khả năng thanh toán khoản nợ 800 triệu USD đáo hạn. Doanh nghiệp này đang thương thảo với các bên cho vay để giãn thời gian trả nợ và xem xét phương án tái cấu trúc nợ.

NPC do quỹ đầu tư tư nhân Eldridge Industries LLC chống lưng hiện tham vấn các chuyên gia tái cấu trúc của công ty luật Weil Gotshal & Manges, ngân hàng đầu tư Greenhill & Co. và hãng tư vấn vận hành doanh nghiệp AlixPartners LLP.

Hiện việc thảo luận trao đổi giữa các bên đang được tiếp hành. NPC đang nghiên cứu kết cấu lại bảng cân đối kế toán để tránh việc nộp đơn tuyên bố phá sản. Trong trường hợp NPC lựa chọn phá sản, doanh nghiệp buộc phải nộp đơn tuyên bố phá sản và thương lượng chi phí thuê cửa hàng với bên cho thuê.

Cả NPC, Weil Gotshal & Manges và AlixPartners đều từ chối bình luận vấn đề này.

Các nhà quản lý của tập đoàn Yum! Brands - đơn vị sở hữu và nhượng quyền kinh doanh thương hiệu đồ ăn nhanh có tiếng như Pizza Hut, KFC và Taco Bell, đều đã nhận ra các vấn đề tài chính mà NPC và một số đơn vị vận hành thương hiệu khác vướng phải.

“Chúng tôi không bình luận về tin đồn cũng như tình hình của các đơn vị được nhượng quyền kinh doanh. Chuỗi Pizza Hut vẫn hợp tác chặt chẽ với các đơn vị được nhượng quyền khắp nước Mỹ, kể cả đối mặt với các thách thức để đảm bảo hệ thống nhượng quyền kinh doanh tăng trưởng và ngày càng mạng lên”, người phát ngôn của Yum khẳng định.

CEO của tập đoàn Yum David Gibbs tháng trước cho biết doanh nghiệp này đang trao đổi nội bộ với các đơn vị được nhượng quyền kinh doanh Pizza Hut để phát triển thương hiệu vững chắc hơn.

Các kết quả kinh doanh ngắn hạn của tập đoàn sẽ bị tác động bởi doanh số sụt giảm và chi phí tiền lương tăng cao mà chuỗi cửa hàng Pizza Hut tại Mỹ đang đối mặt. Yum cho biết thêm, hiện rất khó dự báo các tác động tới kết quả kinh doanh năm 2020 bởi bản chất các vấn đề mà các đơn vị được nhượng quyền kinh doanh Pizza Hut có tính biến động rất cao.

Cổ phiếu tập đoàn Yum phiên hôm qua 20/2 mất 2,9% còn 102,16 USD, cao hơn mức sụt giảm của rổ chỉ số S&P 500.

Doanh thu cùng cửa hàng của chuỗi Pizza Hut tại Mỹ - thước đo hiệu quả hoạt động của các cửa hàng - giảm 4% trong quý IV/2019. Doanh thu sụt giảm cộng với việc vật lộn với các thách thức như chi phí lao động tăng cao và thị trường bão hòa cao đang là những vấn đề đau đầu cho ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Mỹ. Nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Mỹ than phiền những thách thức lớn họ gặp phải như nợ tăng cao do chi phí tăng trong khi lượng khách sụt giảm.

Yum nhận định, kết quả kinh doanh năm 2020 có thể không như kỳ vọng do dịch Covid-19 khiến doanh thu tại thị trường Trung Quốc sụt giảm trong khi chuỗi cửa hàng Pizza Hut phải khắc phục những yếu kém ở thị trường Mỹ. Trong dài hạn, tập đoàn này ước tính doanh thu cùng cửa hàng hàng năm tăng khoảng 2-3% và số cửa hàng mới tăng khoảng 4%.

Số phận cửa hàng Pizza Hut và "người hùng Đồi Ngô"
Hai câu chuyện vốn chẳng liên quan gì đến nhau, một là chuyện thầy giáo tố cáo tiêu cực thi cử, một là doanh nghiệp vốn nước ngoài xin giấy phép...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư