-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Năm 2020 chỉ có 1 doanh nghiệp thuộc Danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa (CPH) giai đoạn 2016-2020 chuyển đổi sở hữu, nâng tổng số doanh nghiệp CPH cả giai đoạn lên con số 37, tức là mới hoàn thành được 28% kế hoạch.
“Phải chăng động lực CPH đã cạn”, PGS-TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội) đặt câu hỏi.
PGS-TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam. |
Sao ông lại nghĩ rằng, động lực CPH đã cạn?
Việt Nam bắt đầu tiến trình CPH từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, trong đó, 10 năm đầu tiên CPH được 577 doanh nghiệp. Giai đoạn 2001-2005 có tới 2.735 doanh nghiệp được chuyển đổi sở hữu; 5 năm sau đó có thêm 646 doanh nghiệp nữa. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ CPH giảm xuống, nhưng vẫn có tới 508 doanh nghiệp được chuyển thành công ty cổ phần. Còn kể từ năm 2016 đến nay thì sao? chỉ có 174 doanh nghiệp được CPH, trong đó chỉ có 37/128 doanh nghiệp nằm trong Danh mục CPH giai đoạn 2016-2020.
Số lượng doanh nghiệp CPH giảm dần là lẽ đương nhiên vì doanh nghiệp nhà nước còn lại không nhiều, nhưng khó có thể giải thích vì sao cả giai đoạn 5 năm chỉ CPH được 174 doanh nghiệp, trong đó cả năm 2020 chỉ CPH được 27 doanh nghiệp với giá trị sổ sách 900 tỷ đồng, chỉ có thể là động lực đã cạn.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết tâm, thưa ông?
Đúng là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết tâm chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước. Người đứng đầu Chính phủ đã nhiều lần tuyên bố sẽ xử lý những người cản trở, gây ra sự chậm trễ tiến trình CPH. Các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước gần đây của Thủ tướng Chính phủ cũng nhắc lại nội dung này.
Quyết tâm chính trị rất lớn, nhưng nguyên nhân nằm ở động lực kinh tế và động lực xã hội. Bởi cơ chế, chính sách về việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; đất đai; quản lý tài sản công trong những năm vừa qua liên tục được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn nên không thể lấy lý do cơ chế, chính sách để giải thích cho việc CPH chậm được. Cũng không thể lấy lý do thị trường gặp khó khăn để giải thích, vì những năm trước đây thị trường vốn Việt Nam chưa rộng mở như bây giờ, nhưng tiến độ CPH vẫn rất nhanh.
Ông có thể nói rõ hơn về động lực kinh tế và động lực xã hội?
Mục đích của CPH là nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần, nhưng thực chất công ty cổ phần còn vốn nhà nước, đặc biệt là những đơn vị mà Nhà nước vẫn giữ trên 51% vốn không có nhiều cải thiện.
Cụ thể, theo số liệu Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 vừa qua thì năm 2019 (so với năm 2018), tổng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn nhà nước chỉ tăng 2%; lợi nhuận trước thuế tăng 13%, nhưng nếu loại trừ một số đơn vị lợi nhuận lớn như ACV (10.156 tỷ đồng); VEAM (7.414 tỷ đồng); Sabeco (6.686 tỷ đồng); Petrolimex (5.648 tỷ đồng); Vietnam Airlines (3.389 tỷ đồng)... thì số lợi nhuận của các doanh nghiệp còn lại không nhiều. Như vậy, hoạt động của doanh nghiệp hậu cổ phần không có chuyển biến rõ rệt, cũng không khác gì khi còn là doanh nghiệp nhà nước, nên động lực kinh tế không còn nhiều.
Còn động lực xã hội, hiện tại chưa có số liệu báo cáo cụ thể xem sau khi chuyển thành công ty cổ phần có bao nhiêu người lao động bị mất việc; thu nhập của người lao động cũng như các chế độ đãi ngộ đối với người lao động trong công ty cổ phần có được cải thiện so với khu vực doanh nghiệp nhà nước và so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước không; các công ty cổ phần thực hiện chính sách an sinh xã hội thế nào, thực hiện trách nhiệm xã hội ra sao... Vấn đề này, theo tôi, Kiểm toán Nhà nước nên thực hiện kiểm toán chuyên đề đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước. Mặc dù chưa có báo cáo cụ thể về vấn đề này, nhưng chắc chắn các doanh nghiệp ngoài nhà nước, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các chính sách này không bằng doanh nghiệp nhà nước. Như vậy động lực xã hội để thúc đẩy CPH cũng không nhiều lắm.
Ông có nghĩ, Nghị định 140/2020/NĐ-CP (Nghị định 140) vừa ban hành sẽ làm tăng các động lực đẩy nhanh tiến độ CPH?
Nghị định 140 đã xử lý nhiều vướng mắc về đất đai; xác định giá trị doanh nghiệp, kể cả giá trị tài sản hữu hình lẫn vô hình; nợ phải thu, nợ phải trả; vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác. Nghị định 140 cũng đã quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xử lý những vấn đề trên, nên sẽ chấm dứt được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, né tránh trách nhiệm... Tuy nhiên, những quy định trên chỉ là mặt kỹ thuật, quy trình, nghiệp vụ, chứ chưa tạo ra động lực để đẩy nhanh tiến trình CPH trong giai đoạn tới.
Động lực mà ông vừa đề cập đến là những gì?
Động lực chính trị, hay quyết tâm chính trị đẩy nhanh tiến độ CPH trong giai đoạn 2021-2026, thậm chí đến năm 2030 vẫn còn, vì Nghị quyết 12-NQ/TW (ngày 3/6/2017) về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đặt mục tiêu đến năm 2030, hầu hết doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần, tức là từ nay đến năm 2030 hầu hết doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đều được CPH.
Còn động lực kinh tế muốn tăng được thì phải mạnh dạn thay đổi cách quản lý vốn nhà nước hiện nay là cơ quan đại diện chủ sở hữu cử người đại diện vốn nhà nước. Người đại diện vốn nhà nước mặc dù được bầu vào thành viên HĐQT, hội đồng thành viên, ban lãnh đạo, nhưng thực ra họ cũng chỉ là viên chức, không hết mình với doanh nghiệp vì không có nhiều quyền lợi và mọi việc đều phải báo cáo, xin ý kiến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tôi cho rằng, cần phân định rõ việc quản lý vốn và quản lý hoạt động của doanh nghiệp bằng cách bỏ cơ chế người đại diện, thay vào đó, Nhà nước với vai trò là nhà đầu tư tiến hành thuê, tuyển người quản lý doanh nghiệp và gắn chặt quyền lợi, trách nhiệm người quản lý với doanh nghiệp. Cơ quan đại diện phần vốn nhà nước đóng vai trò định hướng phát triển, giám sát doanh nghiệp thông qua thanh tra, kiểm tra.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025