Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Đồng Nai thu hút 50 dự án FDI
Duy Hoàng - 29/03/2015 16:22
 
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thu hút được 50 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với hơn 252 triệu USD. Mức thu hút này đạt khoảng 28% mục tiêu cả năm đề ra.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Đồng Nai sẽ mở rộng Khu công nghiệp Long Đức
Đồng Nai cần 2.700 tỷ đồng cho 3 dự án cấp bách
Đồng Nai sắp có Khu công nghệ cao chuyên ngành sinh học

Chỉ tiêu năm 2015 đặt ra đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đồng Nai là 900 triệu USD, trong đó thu hút đầu tư mới là 400 triệu USD và thu hút đầu tư mở rộng 500 triệu USD.

Các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư của Đồng Nai tập trung vào các dự án có vốn đầu tư lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, lao động có tay nghề (hạn chế những dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, gây ảnh hưởng đến môi trường)...

Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai luôn sẵn sàng chào đón nhà đầu tư

Trong năm 2014, Đồng Nai nổi lên là một điểm sáng trong thu hút đầu tư. Toàn tỉnh đã thu hút được trên 1,83 tỷ USD vốn FDI (bao gồm vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm), đứng thứ 3 cả nước và vượt gấp đôi chỉ tiêu thu hút FDI của tỉnh đề ra từ đầu năm.

Có được kết quả này là do Đồng Nai đã thực hiện khá đồng bộ công tác cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tích cực nhà đầu tư thông qua cơ chế “một cửa”, qua đó rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, tỉnh không để nhà đầu tư phải mất nhiều thời gian trong việc chờ đợi mặt bằng sạch để đầu tư dự án. Tỉnh cũng đã quy hoạch rõ từng vùng, khu trên địa bàn dành cho từng ngành nghề khác nhau để hài hòa nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực... 

Theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tỉnh sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế so sánh, tập trung vào sử dụng các nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguyên liệu từ nông nghiệp; hướng đầu tư vào các dự án sản xuất có trình độ công nghệ cao, không gây ô nhiễm và sử dụng ít lao động; thu hút các tập đoàn kinh tế lớn có tiềm năng về công nghệ, tài chính để đầu tư vào những ngành kỹ thuật có giá trị gia tăng cao như: máy móc thiết bị điện - điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, vật liệu mới; công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới cũng sẽ được chú ý phát triển để tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm sản xuất trong nước…

Hiện trên địa bàn tỉnh, số dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực là 1.161 dự án với gần 22 tỷ USD.  

Giải mã dòng vốn FDI chảy mạnh vào các tỉnh phía Nam

() Lý giải thành công của các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… nằm trong tốp đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

   

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư