Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
CAFÉ KHỞI NGHIỆP
Đồng sáng lập Cocosin: Thời điểm “vàng” cho fast-fashion
Thị Hồng - 14/07/2018 09:49
 
Ngành thời trang nói chung và fast-fashion nói riêng đang chịu nhiều xáo trộn dưới sức mạnh của dữ liệu lớn (big data), nhưng lại đang là cơ hội của những start-up do có lợi thế về tính linh hoạt và tinh gọn.
m
Người sáng lập Cocosin Trần Mai Hương và ông Mã Thanh Danh, chuyên gia tư vấn thực thi BI và Big data (phải) trong Cafe khởi nghiệp tập 12

Trần Mai Hương là người sáng lập và từng điều hành Cocosin - một doanh nghiệp fast-fashion có tiếng vang trên thị trường từ năm 2012.

Với Hương, fast-fashion đơn giản là ngành thời trang mà nhà sản xuất mất ít thời gian nhất cho việc đưa những bộ sản phẩm trên sàn diễn lên kệ hàng. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần bộ máy vận hành tinh gọn, hiệu quả. Vào thời điểm này, cách thức vận hành chủ yếu của các hàng fast-fashion là dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu đã được phân tích, giúp đưa ra bản kế hoạch mẫu mã, sản lượng và thời điểm bán hàng.

Nhưng dù vậy, tồn kho luôn là nỗi ám ảnh lớn, kéo giảm biên lợi nhuận xuống mức không tưởng. Theo Bloomberg, 3 tháng đầu năm 2018, doanh thu của hãng fast-fashion nổi tiếng là Hennes & Mauritz AB (H&M) đã giảm 1,7%, xuống còn 5,6 tỷ USD, cùng giá cổ phiếu giảm 40% trong 6 tháng qua với lượng hàng tồn kho trị giá hơn 4 tỷ USD.

Câu hỏi mà bất cứ ai muốn gia nhập ngành này cũng phải đặt ra là thế nào để có dự liệu ngành và ứng dụng ra sao cho hiệu quả?

Hương từng phụ trách cùng 2 đối tác H&M và Under Armou’s khi dành 2 năm làm việc tại một công ty thu thập dữ liệu đối thủ của các công ty ở Mỹ. Cụ thể, Under Armou’s cần mọi thông tin liên quan đến những kế hoạch của đối trọng là Nike và Adidas.

“Chúng tôi phải lập bảng đánh giá về trình tự giảm giá của các công ty đối thủ là như thế nào, chương trình họ kéo dài bao lâu… trong vòng 3 năm gần nhất. Và sau đó là kết hợp cả người và máy (công nghệ- PV) để có bản phân tích hữu dụng (useful insights)”, Hương nói.

Tại Việt Nam, theo chia sẻ của ông Mã Thanh Danh, chuyên gia tư vấn thực thi BI và Big data, đối tác của Oracle, đã có một số tên tuổi trong ngành may mặc áp dụng thu thập, phân tích dữ liệu song hành cùng sản xuất. Ví dụ điển hình là Công ty may Nhà Bè, dù kinh doanh sản phẩm thời trang may sẵn, nhưng đã đầu tư một số nền tảng dựa trên nguồn thông tin nhân số học để có size S (small) hay L (Large) phù hợp với người Việt, khác với lô hàng xuất khẩu.

Xu hướng mua hàng trong ngành fast-fashion đã nương theo sở thích của các cá nhân chứ không phải dựa trên nhu cầu của họ. “Nhóm khách hàng quan trọng của ngành là dân số trẻ và không thích chụp 2 tấm hình chỉ với 1 bộ quần áo”, Hương chia sẻ.

Trong thị trường này, cơ hội gia nhập ngành với người khởi nghiệp sẽ dễ dàng hơn nếu có sự hỗ trợ từ công nghệ, nhằm đúng sản phẩm - bán đúng đối tượng - vào đúng thời điểm và địa điểm.

"Với quy mô nhỏ, chúng ta có sự linh hoạt và chuỗi cung ứng, ngành dệt may nội địa là thế mạnh”, Hương nói nhưng nhấn mạnh, ở những dự án khởi nghiệp nên thuê ngoài (outsource) phần nghiên cứu, phân tích dữ liệu để dành nguồn lực phát triển sản phẩm lõi.

Nhân vật này cũng chia sẻ về một vấn đề còn chưa tìm được lời giải đáp trong ngành. Đó là, nhà thiết kế có thể “tự ái” bởi tại sao hãng sản xuất luôn đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu - nghĩa là lắng nghe phản hồi của người dùng. Vậy, chỗ nào cho sự sáng tạo của họ trên sản phẩm?

“Yếu tố sáng tạo từ nhà thiết kế không còn là quan trọng nhất với phân khúc khách hàng của fast-fashion. Mà đó là chuỗi đối thoại liên tục hòa hợp nhu cầu của người mua với con mắt của nhà nghề”, Hương chia sẻ về tiêu chí quyết định sự thành công của Cocosin.

Với Cocosin, sự có mặt của dữ liệu lớn và đây là cuộc cách mạng rất lớn trong ngành thời trang mà mỗi giây, mỗi phút cần sự cân bằng. Trong bối cảnh mới, nhà thiết kế chấp nhận tới đâu để chiều khách hàng, nhưng vẫn không đánh mất cái “chất” của mình và hãng.

Hiện, Hương còn là sáng lập 8870 Link – “cầu nối” tư vấn, kết nối đầu tư vào các start-up tại Việt Nam cùng các nhà đầu tư tại Mỹ. Họ cũng đang đại diện cho một công ty sáng chế công nghệ có văn phòng tại 7 nước để thăm dò về nhu cầu giải pháp R&D tại Việt Nam

“Nhiều nhà đầu tư Mỹ muốn mở rộng lĩnh vực và danh mục đầu tư luôn tìm kiếm những thị trường mới nhộn nhịp như Việt Nam. Trong đó lĩnh vực thời trang và F&B đang rất được quan tâm”, Hương nói.

CAFÉ KHỞI NGHIỆP là chương trình dành cho những người trẻ nhiệt huyết, đam mê và có hoài bão ghi dấu ấn của mình trên thương trường. Chương trình là nơi các Start-up đã, đang và sắp thành công gặp gỡ, chia sẻ về những chông gai trên con đường thực hiện mơ ước của cuộc đời.
Chương trình do HTV7 phối hợp cùng TV Hub Entertainment & Media độc quyền sản xuất và được phát sóng vào 7 giờ sáng thứ 6 hàng tuần trên kênh HTV7.
Website chương trình tập 12: https://www.youtube.com/watch?v=XLXEVB3spNA&feature=youtu.be
Baodautu.vn là đơn vị bảo trợ thông tin Chương trình CAFÉ KHỞI NGHIỆP.
Người sáng lập Saigonbooks: Làm chủ khó nhưng vô vàn hạnh phúc
44 tuổi, Nguyễn Tuấn Quỳnh thiết kế lại sự nghiệp riêng. Sau 11 năm làm việc tại doanh nghiệp Nhà nước và cũng ngần ấy năm tham gia vào ban lãnh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư