-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
Ông Nguyễn Văn Dương (thứ ba từ trái qua), Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp tiếp các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Cà phê doanh nhân - doanh nghiệp trong khuôn viên UBND tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Văn Khương. |
Cảm xúc của ông khi tỉnh nhà tiếp tục trong Top 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành rất tốt và lập kỷ lục là tỉnh duy nhất 12 năm liên tục nằm trong Top 5 PCI cả nước?
Mới đây, chính quyền tỉnh Đồng Tháp rất phấn khởi khi được người dân đánh giá cao qua Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2019, với vị trí thứ 2 cả nước. Nay, với kết quả PCI 2019 vừa công bố, Đồng Tháp giữ vững ngôi vị á quân và tiếp tục nằm trong nhóm được đánh giá có chất lượng điều hành rất tốt. Với kết quả đó, có thể xem năm qua là một năm thành công của tỉnh Đồng Tháp.
Vui mừng đón nhận tin vui này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cộng đồng doanh nghiệp về những đánh giá xác thực trên. Đó chính là sự khích lệ lớn cho cả bộ máy chính quyền tỉnh Đồng Tháp về sự kiên trì vượt qua những rào cản, tiếp tục có những thay đổi trong lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính, thay đổi nhận thức về vai trò quan trọng của doanh nghiệp đối với sự tăng trưởng của địa phương.
Tuy nhiên, theo tôi, kết quả quan trọng mà tỉnh ghi nhận qua các báo cáo đánh giá không từ thứ bậc trên bảng xếp hạng, mà từ các nghiên cứu chuyên sâu công bố hằng năm được phân tích, mổ xẻ cặn kẽ. Qua đó, chúng tôi xác định những điểm còn hạn chế để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách và phương thức quản lý, điều hành theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển.
Chúng tôi mong rằng, cộng đồng doanh nghiệp sẽ luôn sát cánh cùng chính quyền trên tinh thần hợp tác, gắn bó, cùng đồng hành vì một quê hương Đồng Tháp ngày càng phát triển, giàu đẹp, thịnh vượng.
Để có được kết quả trên, thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp đã cải thiện môi trường, thu hút đầu tư như thế nào, thưa ông?
Trong nhiều năm qua, Đồng Tháp đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong chỉ đạo, điều hành.
Thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp là “con người” - bộ máy lãnh đạo các cấp của chính quyền. Đó chính là sự tiên phong, xông xáo của lãnh đạo tỉnh, chính quyền các cấp trong các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp. Để cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tỉnh luôn xem doanh nghiệp là bạn đồng hành, là nhà tư vấn trong việc phát triển kinh tế của địa phương.
Với chủ trương “đồng hành với doanh nghiệp”, thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp đã kiên trì thay đổi từ nhận thức đến hành động trong bộ máy công quyền, từ ứng xử theo kiểu “ xin - cho” thành “đồng hành cùng doanh nghiệp”, từ “suy nghĩ cho doanh nghiệp” thành “suy nghĩ như doanh nghiệp”, từ tư duy “quản lý, điều hành doanh nghiệp” trở thành “kiến tạo môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động”, để doanh nghiệp an tâm đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh trên địa bàn.
Từng cán bộ, công chức, viên chức luôn đặt mình vào vị trí của doanh nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ của mình, xem việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng chính là tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế của tỉnh. Đó là cả một hành trình thay đổi tư duy bắt đầu từ lãnh đạo tỉnh, lan tỏa ra cả bộ máy công quyền.
Sự nỗ lực của cả hệ thống luôn kiên trì, đồng thuận, đồng lòng hướng tới tinh thần đồng hành cùng xã hội vì sự thịnh vượng chung của doanh nghiệp và địa phương đã góp phần giúp PCI của Đồng Tháp 12 năm liền nằm nhóm 5 địa phương dẫn đầu, trong đó có 5 năm liên tiếp nằm trong nhóm 3 các tỉnh, thành phố đứng đầu Bảng xếp hạng PCI cả nước.
Ông có thể cho biết phương châm cũng như định hướng sắp tới để tiếp tục nâng cao các điểm số PCI của tỉnh?
Thực sự, PCI đã có những tác động tích cực đến kết quả phát triển phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính vậy, tỉnh đã xác định các giải pháp cụ thể nhằm cải thiện chỉ số này.
Ngay sau lễ công bố, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu, mổ xẻ, nhìn nhận các mặt yếu để tập trung khắc phục, nắm bắt những gợi ý về cách thức điều hành kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh từ kết quả điều tra, đề ra những phương án mới để tiếp tục nỗ lực trên chặng đường dài nhằm thúc đẩy đầu tư, tạo thêm nhiều việc làm, phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng Tháp sẽ đẩy nhanh hơn nữa quá trình cải cách hành chính nhằm tạo “con đường ngắn nhất” cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đầu tư - kinh doanh; tiếp tục hoàn thiện mô hình chính quyền thân thiện, đồng hành cùng doanh nghiệp.
Đồng Tháp đã triển khai quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thành lập và hoạt động doanh nghiệp theo mô hình “4 tại chỗ trong một ngày làm việc”; tiếp tục tạo lập nhiều kênh giao tiếp với cộng đồng doanh nghiệp như điện thoại, email, Zalo, Facebook, mô hình cà phê doanh nhân - doanh nghiệp.
Để nắm bắt sâu sát hơn tình hình của các doanh nghiệp, chúng tôi thường xuyên xuống cơ sở để gặp gỡ doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp tại các điểm “Cà phê doanh nghiệp” ở các huyện, thị xã, thành phố. Đây được xem như là một bước tiến của mô hình “Cà phê doanh nghiệp” trong năm 2020.
Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai thực hiện các mô hình như hẹn giờ thực hiện thủ tục hành chính tại nhà, trả kết quả tận nhà qua bưu điện; thực hiện các dịch vụ công trực tuyến tại Bộ phận “một cửa” kết hợp các bưu điện văn hóa cấp xã. Thời gian xử lý trung bình đối với hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp là 1,27 ngày và thay đổi là 1,22 ngày, 100% hồ sơ đều giải quyết đúng hạn.
Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục thực hiện Bộ chỉ số Đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI), nhằm “truyền lửa” cải cách xuống địa phương, đồng thời làm cơ sở cho UBND tỉnh xác định các giải pháp phù hợp để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao Chỉ số PCI trong thời gian tới.
Tỉnh cũng quan tâm tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiết thực hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp mới. Trong năm 2019, có 525 doanh nghiệp mới được thành lập, với tổng vốn đăng ký là 3.439 tỷ đồng.
Công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm thực hiện, thường xuyên hỗ trợ, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà đầu tư. Năm 2019, tỉnh cấp chủ trương đầu tư cho 35 dự án với tổng vốn đầu tư là 6.528 tỷ đồng, trong đó có 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Đồng Tháp luôn ý thức rằng, Chỉ số PCI dù cao đến mấy cũng không có ý nghĩa gì nếu vai trò kiến tạo và chất lượng phục vụ của chính quyền không đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp. Chúng tôi đang cùng nhau chắt chiu từng cơ hội của doanh nghiệp và nhà đầu tư, vì đó cũng là cơ hội của chính quyền Đồng Tháp, nhân dân Đồng Tháp.
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"