
-
Hội Sách Hà Nội lần thứ X năm 2025 có quy mô khoảng 300 gian hàng
-
Hà Nội lập Ban Chỉ đạo xây dựng “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO
-
Quan điểm mang tính cách mạng, đột phá, tính thời đại cao về hội nhập quốc tế
-
Hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
-
Phát động Giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ VII -
Vingroup tổ chức Ngày hội Xanh 2025 tại Ocean City
Ngày 3/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện ký ban hành Quyết định số 1127/QĐ-UBND-HC phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032.
Mục tiêu Đề án nhằm phục hồi và phát triển đàn Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim bằng biện pháp nuôi và thả lại tự nhiên. Trong vòng 10 năm (giai đoạn 2022 - 2032), nuôi thả 100 cá thể sếu với tối thiểu 50 cá thể sống sót. Đàn Sếu đầu đỏ thả ra sẽ có thể tự sinh sản, tồn tại ngoài tự nhiên và có thể sinh sống quanh năm ở Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2022 - 2028 là tiếp nhận được 30 cá thể sếu 6 tháng tuổi từ Thái Lan về nuôi, chăm sóc và thả về môi trường thiên nhiên. Cơ sở vật chất chuồng trại phục vụ việc nuôi và thả về thiên nhiên được hoàn chỉnh để phục vụ cho triển khai cả quy trình.
![]() |
Sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) |
Hệ sinh thái Vườn Quốc gia Tràm Chim được phục hồi thông qua việc điều tiết nước hợp lý và áp dụng các biện pháp nghiên cứu phù hợp, nhằm phục vụ môi trường sinh sống Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia.
Đến năm 2028, dự kiến có khoảng 200 ha lúa sẽ chuyển sang mô hình 2 sản xuất sinh thái, định hướng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại vùng lân cận thuộc huyện Tam Nông.
Trong 5 năm đầu có thể cho Sếu sinh sản và sống tốt trong điều kiện bên trong và ngoài Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Giai đoạn 2029 - 2032, tiếp tục đàm phán với Thái Lan để tiếp nhận thêm 30 cá thể Sếu từ 6 tháng tuổi, dự kiến nuôi sinh sản được khoảng 40 cá thể sếu từ đàn bố mẹ ban đầu. Xây dựng biểu đồ phân bố Sếu sinh sống bên trong và ngoài Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Cán bộ kỹ thuật của Vườn Quốc gia Tràm Chim có thể tự chăm sóc Sếu thành công và cho sinh sản, thả về thiên nhiên.
Biên soạn bộ tài liệu về quy trình chăm sóc sếu và thả về thiên nhiên, có thể tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho các khu vực lân cận.
Chuyển đổi dần vùng trồng lúa sinh thái thành sản xuất lúa hữu cơ (đạt tiểu chuẩn nội địa hoặc Quốc tế). Phát triển được nguồn thủy sản tự nhiên bản địa dựa trên nền tảng lúa sinh thái - hữu cơ.
Tăng số hộ tham gia (10 hộ) du lịch sinh thái - ruộng vườn kết hợp với xem Sếu và các hoạt động liên quan đến sinh thái ruộng vườn.
Theo Đề án, các nhiệm vụ thực hiện là tiếp nhận, nuôi dưỡng, nghiên cứu sinh sản và tái thả Sếu đầu đỏ về tự nhiên tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Cải tạo, phục hồi hệ sinh thái và sinh cảnh sống của Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, hướng đến phục hồi và bảo tồn các giá trị về đa dạng sinh học điển hình của Vùng Đồng Tháp Mười xưa.
Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững (lúa), kết hợp tốt giữa việc đảm bảo sinh kế người dân và môi trường xung quanh vùng nuôi thả Sếu về môi trường tự nhiên.
Thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong nước và Quốc tế, hiểu đúng và đầy đủ về các giá trị của chương trình bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim mang lại, huy động nhiều nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho công tác bảo tồn Sếu đầu đỏ nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim nói chung trong thời gian tới. Đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng cơ bản đảm bảo phục vụ tốt cho khu vực nuôi, thả Sếu đầu đỏ cho giai đoạn tiếp theo.
Dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án là 184.901 triệu đồng, cụ thể: tiếp nhận, nuôi dưỡng, nghiên cứu sinh sản và tái thả là 55.770 triệu đồng; cải tạo, phục hồi hệ sinh thái và sinh cảnh sống 24.658 triệu đồng; xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững 35.725 triệu đồng; thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền 17.000 triệu đồng; đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng 51.748 triệu đồng.
Cơ cấu nguồn vốn gồm: chi thường xuyên 52.699 đồng; đầu tư công 39.377 đồng; vốn huy động hợp pháp khác (xã hội hóa, chương trình, dự án, nguồn khác) là 92.825 đồng.
UBND tỉnh Đồng Tháp giao Vườn Quốc gia Tràm Chim chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
-
Kết quả quan trọng trong 40 năm đổi mới, hội nhập quốc tế -
Hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới -
[Ảnh] Gần 3.200 chiến sĩ cơ động lực lượng tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam -
Phát động Giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ VII -
Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025 - Sự kiện không thể bỏ lỡ tại Khu đô thị sân bay KITA Airport City -
Quý I/2025, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 54.100 lao động -
Vingroup tổ chức Ngày hội Xanh 2025 tại Ocean City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort