
-
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn
-
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm
-
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026
Chứng khoán giao dịch giằng co, nhà đầu tư e dè quan sát
Tạm đóng cửa phiên giao dịch buổi sáng, cả ba chỉ số chứng khoán đều giữ được sắc xanh dù chỉ nhích nhẹ. VN-Index tăng 0,05% lên 1.169,9 điểm; UPCoM-Index cũng tăng 0,12% lên 85,7 điểm. Chỉ số sàn HNX tăng mạnh nhất (+0,68%), đồng thời duy trì được sắc xanh trong toàn bộ phiên sáng. Trái lại, VN-Index đã có một phiên giao dịch giằng co quanh mốc tham chiếu.
Tương quan số lượng cổ phiếu tăng/giảm giá ngang ngửa nhau tại hai sàn niêm yết. Riêng tại sàn UPCoM, số lượng mã xanh áp đảo với 136 mã tăng và chỉ 76 mã giảm. Nhiều nhóm cổ phiếu đã giảm mạnh 2-3 phiên gần đây đã hồi phục như nhóm dầu khí, thuỷ sản hay hoá chất.
Dòng dầu khí cũng đang đảm nhận vai trò nâng đỡ chính cho thị trường. GAS và PVS là hai đầu tàu đóng góp điểm tăng cho chỉ số chung. Hầu hết cổ phiếu dầu khí giao dịch tích cực. Trước đó, đà giảm của giá dầu đã đẩu các cổ phiếu giảm sâu. Giá dầu Brent hiện neo dưới 110 USD/thùng. Tương tự, ngành thuỷ sản cũng hồi phục đáng kể. ANV và VHC lần lượt tăng 6,74% và 3,09%.
Nhóm hoá chất cũng hồi phục trong khi cổ phiếu phân bón vẫn diễn biến giằng co. Cổ phiếu Hoá chất Đức Giang (DGC) tăng kịch biên độ ngay từ đầu phiên. Tân binh ngành hoá chất PAT của CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam và cũng là công ty “cháu” của Hoá chất Đức Giang đang tăng giá “chóng mặt” dù mới giao dịch phiên thứ 5 trên sàn UPCoM.
Nhóm bất động sản giao dịch phân hoá. Trong khi CEO, THD, IDC… đều nằm trong top 5 tác động tích cực lên HNX-Index, cổ phiếu nhiều ông lớn bất động sản như VIC, VHM hay NVL lại góp nhiều điểm giảm nhất cho chỉ số sàn HoSE.
Bất thường thanh khoản rơi sâu
Điểm khá tiêu cực trong diễn biến sáng nay là dòng tiền. Các nhà đầu tư e dè trong quyết định mua bán khi xu hướng phía trước khá mù mờ. Giá trị giao dịch trên ba sàn chỉ đạt 6.002 tỷ đồng, trong đó thanh khoản sàn HoSE đạt hơn 4.400 tỷ đồng, chỉ bằng 65% phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch cổ phiếu HPG sụt giảm mạnh nhất với chỉ ơn 2,8 triệu cổ phiếu được sang tay.
Tuy nhiên, khối ngoại lại mua ròng khá tích cực ở phiên sáng. Trên sàn HoSE, nhóm này giải ngân thêm 778 tỷ đồng trong khi chỉ bán ra thu về 633 tỷ đồng, tương đương mua ròng 145 tỷ đồng. Giá trị mua ròng trên ba sàn đạt 138 tỷ đồng. MWG đang là cổ phiếu hút dòng tiền khối ngoại nhiều nhất(gần 127 tỷ đồng). Lực cầu từ nhóm này cũng giúp cổ phiếu MWG tăng 1,72% sau phiên giảm sâu hôm qua.

-
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn -
Tái cơ cấu VN30: Những cổ phiếu nào sẽ được bán ra? -
Thị trường chứng khoán chờ tin tốt -
HoSE chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới