
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán
-
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
-
Hệ thống KRX dự kiến chính thức vận hành vào ngày 5/5
-
F88 cải thiện triển vọng tín nhiệm nhờ lợi thế kinh doanh và chất lượng tài sản gia tăng
-
Tự doanh trên HNX vượt nghìn tỷ đồng trong tháng 3 -
TCBS muốn dùng 3.000 tỷ đồng ra nước ngoài đầu tư cổ phiếu, trái phiếu
VN-Index tiếp tục rơi sau phiên thứ Hai đen tối, áp lực chốt lời “đè” cổ phiếu điện
Sau phiên rơi sâu gần 37 điểm, VN-Index tiếp tục có thêm một phiên giao dịch tiêu cực. Sắc đỏ tiếp tục bao phủ cả ba sàn. Có thời điểm, chỉ số sàn HoSE xuống thấp nhất 1.163 điểm, chỉ còn cách đáy cũ hồi giữa tháng 5 chưa đến 10 điểm. Trong nhịp hồi gần 14% liền trước, VN-Index đã chạm 1.156 điểm trước khi bật lên. Tuy nhiên, trong chưa đầy 2 tuần, nỗ lực phục hồi đã bị lấy sạch toàn bộ.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index hồi phục nhẹ và chỉ còn giảm 7 điểm (-0,67%) xuống 1.172,5 điểm. HNX-Index giảm 1,23% xuống 264,6 điểm. UPCoM-Index giảm 0,48% xuống 85,03 điểm.
VN-Index tiến sát mức đáy cũ hồi giữa tháng 5 |
Số lượng mã giảm áp đảo. Toàn sàn chỉ có 262 mã tăng và 27 mã tăng kịch biên độ. Trong khi đó, có 462 mã giảm, 127 mã giảm kịch sàn. Nhóm cổ phiếu giảm sàn tập trung nhiều nhất ở nhóm phân bón, dầu khí, điện như DCM, DPM, PVD, PVS, NT2, POW... Nhiều cổ phiếu khác dù chưa kịch biên độ nhưng cũng giảm sâu như DGC (-6,72%), VSH (-3,85%),… Cả ba dòng cổ phiếu này đều tăng tích cực giai đoạn liền trước. Áp lực chốt lời đẩy cổ phiếu giảm sâu.
Ở chiều ngược lại, nhóm tài chính giao dịch khá tích cực. Cổ phiếu ông lớn ngân hàng VCB, BID, CTG đều tăng 2% và nằm trong top 5 cổ phiếu trụ cột nâng đỡ chỉ số chung. Cùng đó, cổ phiếu Vinamilk bất ngờ tăng 6,81% và đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho thị trường. Chỉ riêng VNM góp hơn 2,5 điểm tăng cho VN-Index.
GAS giảm 4,17% lại kéo lùi chỉ số sàn HoSE tới 2,6 điểm. Cùng GAS, cổ phiếu HPG, FPT, POW, VIC và REE tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chung. Còn trên sàn UPCoM, cổ phiếu BSR giảm 7,89% trở thành yếu tố chính “dìm” chỉ số UPCoM Còn trênăng trần: 27
Khối ngoại trở lại mua ròng, dồn lực mua VNM
Thanh khoản tiếp tục giảm so với phiên trước. Giá trị giao dịch đạt 18.767 tỷ đồng, giảm 5,9% so với phiên hôm qua. Khối ngoại đã trở lại mua ròng với giá trị giải ngân ròng 414 tỷ đồng. VNM – cổ phiếu giao dịch tích cực nhất trong phiên cũng là cổ phiếu nằm trong tầm ngắm mua gom tăng tỷ trọng của khối ngoại phiên hôm nay.
Các nhà đầu tư nước ngoài chi hơn 149 tỷ đồng mua ròng VNM. Trong khi đó, nhóm này cũng giải ngân ròng gần 83,6 tỷ đồng vào REE nhưng cổ phiếu này giảm kịch sàn trong phiên. Một số chứng khoán khác cũng được khối ngoại mua mạnh như GAS (68,5 tỷ đồng), FUEVFVND (53 tỷ đồng), CTG (48 tỷ đồng)… Trong khi đó, khối ngoại lại rút mạnh khỏi cổ phiếu Hòa phát với giá trị bán ròng lên tới 211 tỷ đồng. DPM và DCM – hai cổ phiếu ngành phân bón “nằm sàn” cũng bị bán ròng lần lượt 23 tỷ đồng và 28 tỷ đồng.

-
F88 cải thiện triển vọng tín nhiệm nhờ lợi thế kinh doanh và chất lượng tài sản gia tăng -
Tự doanh trên HNX vượt nghìn tỷ đồng trong tháng 3 -
TCBS muốn dùng 3.000 tỷ đồng ra nước ngoài đầu tư cổ phiếu, trái phiếu -
Trả cổ tức cao khiến lượng tiền mặt của CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2 suy giảm -
Vốn hoá Vingroup leo top 3, VN-Index tăng hơn 10 điểm sau 4 phiên giảm -
Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng -
Home Credit Việt Nam công bố báo cáo tài chính 2024 lãi 1.291 tỷ đồng
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng