-
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump?
Dòng tiền nóng hạ nhiệt, khối ngoại mua ròng nhẹ sau 8 phiên ròng rã bán
Giá trị chuyển nhượng trên ba sàn chứng khoán Việt Nam giảm phiên thứ hai liên tiếp với gần 958 triệu cổ phiếu được sang tay, trị giá 30.720 tỷ đồng. Dù vẫn ở mức rất cao, thanh khoản đã hạ nhiệt so với các phiên giao dịch “nóng” trong những ngày đầu tháng 6 vừa qua. Nhờ vậy, sàn HoSE đã giao dịch thông suốt trong cả hai phiên 9/6 và 10/6.
Giá trị giao dịch trên sàn HoSE đạt 25.351 tỷ đồng, giảm hơn 520 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Thanh khoản sàn HNX giảm nhẹ còn xấp xỉ 3.610 tỷ đồng, trong khi giao dịch trên sàn UPCoM nhích lên 1.786 tỷ đồng.
Từ chiều qua đến hôm nay, các công ty chứng khoán đã dần gỡ bỏ việc dừng tính năng hủy/ sửa lệnh. Phương án đưa ra nhằm giảm bớt tình trạng quá tải khối lượng lệnh vào hệ thống, nhưng con dao hai lưỡi này không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi đương nhiên có của nhà đầu tư mà còn gián tiếp thúc đẩy các lệnh thị trường (MP) vào sàn. Tình trạng bảng điện tử “đứng hình”, không hoạt động đã không còn diễn ra.
Một điểm tích cực khác của phiên hôm nay là sự trở lại của dòng vốn ngoại. Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 211 tỷ đồng trên ba sàn. Trong đó, khối ngoại giải ngân thêm 250 tỷ đồng sàn HoSE, 22,6 tỷ đồng trên UPCoM. Riêng sàn HNX vẫn bán ròng 69 tỷ đồng.
Sau quãng thời gian ròng rã bán từ 21/5, các nhà đầu tư nước ngoài đã quay lại mua ròng 167 tỷ đồng cổ phiếu HPG. Đây cũng là cổ phiếu được khối ngoại mua nhiều nhất hôm nay, bên cạnh VNM (gần 92 tỷ đồng), SSI (90,3 tỷ đồng), VCB (gần 54 tỷ đồng)…
Ở chiều ngược lại, khối ngoại tiếp tục bán ròng cổ phiếu DXG thu về 156 tỷ đồng. Trong ba ngày qua, giá trị bán ròng tại cổ phiếu này đã xấp xỉ 800 tỷ đồng. Giá cổ phiếu cũng đã “bốc hơi” hơn 15%. Ngoài áp lực bán từ FTSE Vietnam ETF tại kỳ đảo danh mục quý II, phương án tăng vốn điều lệ thông qua thưởng cổ phiếu ESOP giá 0 đồng và phát hành riêng lẻ 200 triệu cổ phiếu như Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn đã phản ánh đang ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu này. Khối ngoại cũng bán ròng tới 98 tỷ đồng cổ phiếu VND tại ngày giao dịch không hưởng quyền tham gia đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn nhưng giá cổ phiếu này vẫn tăng 4,43%.
Thị trường giằng co, dòng thủy sản tỏa sáng
Kết phiên 10/6, cả ba chỉ số đều đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ sau phiên hồi phục hôm qua. Ngoài việc dòng tiền không chảy mạnh vào thị trường như tuần trước, giao dịch hôm nay còn ghi nhận sự giằng co khá kịch liệt.
VN-Index liên tục lên xuống trong khoảng 1.317 điểm đến 1.336 điểm. Chỉ số này đóng cửa ở mức 1.323 điểm, giảm 9,32 điểm (-0,7%) so với hôm qua. Còn HNX-Index đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên với mức giảm tới 1,75% xuống 311,32 điểm. Chỉ số sàn UPCoM giằng co quanh mức tham chiếu nên chỉ đóng cửa giảm 0,09%.
Ba cổ phiếu họ Vin đồng loạt giảm trong ngày hôm nay. Đây cũng là nhóm cổ phiếu kéo thị trường giảm sâu nhất. Một cổ phiếu khác trong ngành bất động sản là Novaland (NVL) cũng nằm trong top 10 ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số.
Cùng đó, cổ phiếu ngân hàng phần lớn đóng cửa trong sắc đỏ cũng góp nhiều gương mặt trong danh sách kéo VN-Index giảm điểm như VietinBank, BIDV, Techcombank. Còn trên sàn HNX, SHB tiếp tục là “tội đồ” kéo chỉ số chung của sàn giảm nhiều nhất.
Trong khi nhóm tài chính trở nên mờ nhạt, doanh nghiệp thủy sản lại thu hút mạnh sự quan tâm của các nhà đầu tư. Cổ phiếu của Vĩnh Hoàn (VHC), ANV (Nam Việt) trong ngành cá tra hay Sao Ta (FMC), Minh Phú (MPC) ngành tôm đều đồng loạt tăng mạnh, tới kịch biên độ. Dòng tiền hút về các cổ phiếu này khiến giao dịch của VHC, ANV, FMC tăng đột biến về khối lượng.
Kỳ vọng về nhu cầu của thị trường nước ngoài đối với mặt hàng thủy sản, đặc biệt là Mỹ, sẽ tác động tích cực lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang khiến giới đầu tư quan tâm đến dòng cổ phiếu này. Thông tin mới đây từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ nửa đầu tháng 5/2021 đạt 113,5 triệu USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu cá tra qua 5 tháng sang thị trường Mỹ đang tăng trưởng dần đều và có nhiều dấu hiệu hồi sinh tích cực nhập khẩu sản phẩm cá tra của Mỹ.
-
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024