Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 05 năm 2024,
Dòng tiền trở lại, khối ngoại mua ròng phiên thứ hai
Thanh Thủy - 18/04/2023 17:02
 
Sau phiên tụt thanh khoản hôm 17/4, giao dịch đã sôi đông trở lại. Lực cầu lớn hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Thanh khoản hồi phục trong phiên chiều 18/4
Thanh khoản hồi phục trong phiên chiều 18/4.

VN-Index kịp lấy lại sắc xanh cuối phiên, cổ phiếu chứng khoán nổi sóng

Chỉ số trên hai sàn niêm yết giao dịch khá giằng co khi giảm cuối phiên sáng, nhưng quay đầu phục hồi cuối phiên. Riêng UPCoM-Index với trụ đỡ cổ phiếu VNZ giữ được sắc xanh trong phần lớn phiên giao dịch.

Đóng cửa, VN-Index tăng 1,21 điểm (+0,11%), lên 1.055,02 điểm. HNX-Index tăng 1,62 điểm (+0,78%), lên 208,35 điểm. UPCoM-Index tăng 0,35 điểm (+0,45%), lên 78,73 điểm.

Sắc xanh trở lại áp đảo trên cả ba chỉ số dù cổ phiếu “vua” giao dịch khá tiêu cực trong phiên hôm nay. Đa phần các cổ phiếu dòng ngân hàng đóng cửa giảm giá, một số cổ phiếu giảm trên 1% như ACB, CTG, TCB, MSB, LPB, NVB, hay SHB giảm tới trên 2,5%.

Nhóm 10 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index hầu hết đều từ nhóm ngân hàng, dẫn đầu là BID, VCB, VPB.

Dù vậy, số lượng các cổ phiếu tăng giá trong phiên vẫn vượt trội. Tổng cộng, có 412 mã tăng, 26 mã tăng trần trên ba sàn. Ở chiều ngược lại, chỉ 265 mã giảm và 26 mã giảm sàn.

Cổ phiếu bất động sản có sự phân hóa. Một số đại diện trở thành trụ đỡ tác động tích cực lên chỉ số chung. Như với VN-Index, VHM, DIG và VRE đều nằm trong trong top 10 cổ phiếu đóng góp điểm tăng nhiều nhất.

Dòng chứng khoán là điểm sáng của thị trường khi không có cổ phiếu nào kết phiên trong sắc đỏ. Đa phần nhóm này đều tăng trên 2%. Các cổ phiếu có tỷ lệ cổ đông cô đặc như BSI, FTS hay PSI thậm chí tăng kịch biên độ. CTS cũng tăng trên 6%. Không riêng nhóm chứng khoán, dòng thủy sản cũng giao dịch tích cực. ANV tăng kịch biên độ gần 7%. Một số cổ phiếu kh ác cũng tăng khá như IDI (+4,24%), FMC (+3,61%)…

Dòng tiền sôi động từ phiên chiều

Khá nhiều cổ phiếu, nhất là ở nhóm chứng khoán, đã có sự bứt phá mạnh mẽ ở phiên chiều. Cùng với nhịp hồi phục của chỉ số chung cùng hàng loạt cổ phiếu, dòng tiền cũng tham gia sôi động hơn trong phiên chiều. Tổng giá trị giao dịch trên ba sàn đạt hơn 11.490 tỷ đồng.Trong đó, giao dịch ở riêng sàn HoSE là 9.579 tỷ đồng, tăng gần 19% so với hôm qua.

Thanh khoản của thị trường rơi hẫng ở phiên 17/4. Dù bứt lên so với mức nền thấp của hôm qua, giá trị giao dịch vẫn còn khá khiêm tốn so với các phiên trước đây. Thanh khoản trên sàn HoSE đều duy trì trên mức vạn tỷ đồng nửa đầu tháng 4 vừa qua.

Bên cạnh sự cải thiện về thanh khoản của thị trường, một điểm tích cực khác là khối ngoại tiếp tục mua ròng phiên thứ hai liên tiếp. Từ cuối tháng 3 đến nay, trạng thái bán ròng vẫn áp đảo trong giao dịch khối ngoại.

Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tổng cộng 144,5 tỷ đồng, giảm 34,5% so với hôm qua. HPG tiếp tục là cổ phiếu được mua vào nhiều nhất (77,6 tỷ đồng). Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng VPB (29,5 tỷ đồng), VHM (23,5 tỷ đồng)… Trong khi đó, nhóm này bán ròng cổ phiếu STB, thu về gần 61 tỷ đồng. Khối ngoại đã ròng rã bán cổ phiếu của Sacombank trong 16 phiên gần đây, kể từ ngày 28/3 với khá nhiều phiên thu về trên trăm tỷ đồng.

CEO VPBank: Khó khăn thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản đang dần được tháo gỡ
Chiều nay (18/4), Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank; mã: VPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, đề ra mục tiêu tăng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư