-
Quảng Ninh: Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên sẽ vận hành cuối năm 2024 -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồng -
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành
Các nhà đầu tư Trung Quốc được TP. Hải Phòng trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong sự kiện trên gồm: Công ty TNHH Flat Việt Nam điều chỉnh tăng thêm 50 triệu USD cho Dự án sản xuất kính năng lượng mặt trời, nâng tổng vốn lên 350 triệu USD; Công ty TNHH Công nghệ Ways Việt Nam đầu tư 15 triệu USD cho Dự án sản xuất linh kiện điện tử công nghệ cao; Công ty CFL Holdings Limited đầu tư vào Dự án sản xuất sàn nhựa (10 triệu USD). Các dự án này đều được đầu tư tại Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng.
Ngoài ra, Công ty TNHH Chế tạo máy Yuekai điều chỉnh tăng 35 triệu USD với Dự án sản xuất, gia công phụ tùng ô tô, nâng tổng vốn toàn dự án lên 55 triệu USD; Công ty TNHH Công nghệ Vật liệu mới HMT Hải Phòng tăng vốn thêm 12 triệu USD với Dự án sản xuất túi khí ô tô (toàn dự án gần 100 triệu USD); Công ty TNHH Autel Việt Nam tăng vốn thêm 58 triệu USD với Dự án sản xuất thiết bị chẩn đoán lỗi ô tô. Các dự án này đều nằm tại Khu công nghiệp An Dương.
Và cuối cùng, Công ty Finework International đầu tư Dự án sản xuất cơ khí và thiết bị phụ tùng công nghiệp tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, với tổng vốn 10 triệu USD.
Ngoài ra, 4 biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp Trung Quốc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng (Heza) và các doanh nghiệp khu công nghiệp tại Hải Phòng cũng được ký kết tại Hội nghị. Đó là các biên bản ghi nhớ giữa Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C và Công ty CFL Holdings Limited về việc mở rộng dự án đầu tư hiện hữu trị giá 100 triệu USD.
Bên cạnh đó, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền và Công ty TNHH Khởi Nguyên ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc triển khai dự án sản xuất linh kiện điện thoại trị giá 12 triệu USD; Heza và Công ty TNHH Exquisite Power Việt Nam ký kết về việc mở rộng dự án lắp ráp pin tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ với vốn đầu tư tăng gần 100 triệu USD; Heza và Công ty TNHH Liên hợp Đầu tư Thâm Việt thỏa thuận về việc hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại TP. Hải Phòng.
Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng nhấn mạnh, để Hải Phòng tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, Thành phố luôn chào đón và cam kết dành những ưu đãi tốt nhất và sẵn sàng chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi trong môi trường đầu tư. Đó là tập trung tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, nhất là xây dựng các tuyến đường cao tốc, đường sắt, đường thủy kết nối trực tiếp đến các khu công nghiệp; khẩn trương đưa các bến cảng tiếp theo tại Lạch Huyện vào khai thác trong năm 2025…
Đặc biệt, trong năm 2025, Hải Phòng sẽ phát triển một khu kinh tế thứ 2 - Khu kinh tế ven biển phía Nam Thành phố có quy mô hơn 20.000 ha, với định hướng là khu kinh tế, xanh, sinh thái, bám sát xu hướng quốc tế về ESG cùng các chính sách ưu đãi đặc thù. Trong đó, có khu thương mại tự do để tạo môi trường đầu tư và các cơ chế ưu đãi vượt trội nhằm đón các nhà đầu tư Trung Quốc nói riêng và nhà đầu tư nước ngoài nói chung khi đến với Hải Phòng.
Theo ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Heza, ngoài Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải và 14 khu công nghiệp đang vận hành hiệu quả, Hải Phòng đang tích cực thành lập thêm 15 khu công nghiệp mới để sẵn sàng thu hút các nhà đầu tư mới, trong đó có các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Thành phố mong muốn thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp từ Trung Quốc quan tâm đến các lĩnh vực mà Hải Phòng đang ưu tiên thu hút đầu tư như sản phẩm điện tử và công nghệ cao, dịch vụ cảng biển và logistics, thương mại, du lịch.
Đến thời điểm hiện tại, Hải Phòng có 975 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 30,65 tỷ USD. Trong đó, 405 dự án đầu tư từ nhà đầu tư Trung Quốc, với tổng vốn đầu tư 6,14 tỷ USD, các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là điện, điện tử, dệt may, da giày, nhựa, bao bì, hóa chất. Các dự án tiêu biểu là Regina Miracle International (1 tỷ USD), Pegatron (800 triệu USD), Flat (300 triệu USD), USI (215 triệu USD), Chilisin (170,28 triệu USD)...
Hải Phòng hiện có 2 khu công nghiệp có các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư là Khu công nghiệp Đồ Sơn và Khu công nghiệp An Dương. Các doanh nghiệp Trung Quốc hàng năm xuất khẩu 5,34 tỷ USD, sử dụng 58.000 lao động, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
-
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành -
Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão -
Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm -
Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi