
-
Tiêu thụ điện Tết Quý Mão 2023 giảm mạnh so với Tết 2022
-
Lập tổ giám sát tình hình kinh doanh xăng dầu tại nhiều tỉnh, thành phố
-
Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
Việt Nam - Singapore nối tiếp đà phát triển tích cực -
GS. Augustine Hà Tôn Vinh: Kinh tế thị trường định hướng XHCN là đột phá, sáng tạo
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tai phiên thảo luận. |
Cái gì không tách được thì giao cho ngân sách, còn quỹ bảo hiểm phải chi theo nguyên tắc đóng - hưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Không bóc tách được chi phí thì ngân sách sẽ chi trả toàn bộ
Một trong những chính sách quan trọng được đặt ra là việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người nhiễm Covid-19.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trong thời gian vừa qua, có những thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh dẫn đến số lượng người bệnh Covid-19 phải điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 tăng mạnh.
Điều này dẫn đến tình trạng nhân viên y tế không thể có thời gian để thực hiện việc lập các biểu mẫu, hồ sơ thống kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, nên không thể thực hiện việc bóc tách chi phí điều trị bệnh Covid-19 do ngân sách nhà nước chi trả và chi phí khám bệnh, chữa bệnh nào điều trị bệnh nền hoặc bệnh khác do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả.
Để tháo gỡ, Chính phủ kiến nghị vẫn tiếp tục thực hiện việc thanh toán chi phí theo quy định tại Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15, nhưng cho phép bổ sung quy định trường hợp không bóc tách được chi phí thì ngân sách sẽ chi trả toàn bộ; đồng thời cho phép Chính phủ quyết định việc sử dụng kinh phí từ nguồn quỹ dự phòng của Quỹ Bảo hiểm y tế để cùng với nguồn ngân sách nhà nước chi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định không giao cho Chính phủ điều hoà quỹ dự phòng của bảo hiểm y tế được, vì "bảo hiểm là đóng hưởng, chi tiêu không cẩn thận là chết, tiền của người bệnh đóng - hưởng không giao cho Chính phủ điều hoà được".
Ông nói rõ, cái gì không tách được thì giao cho ngân sách, chống dịch chi li quá thì cũng khó, nhưng không có chuyện lấy quỹ bảo hiểm chi cho việc no, việc kia.
Vẫn liên quan đến kinh phí, điểm mới là Chính phủ đề xuất đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được huy động tham gia phòng, chống dịch Covid-19: Áp dụng mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do HĐND cấp tỉnh nơi huy động cơ sở y tế tư nhân tham gia quyết định, bảo đảm không vượt quá mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn.
Sau khi tiếp tục hoàn thiện và xin ý kiến cấp có thẩm quyền, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết về một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Theo dự kiến, Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký đến thời điểm Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV hết hiệu lực thi hành.
"Vào kiểm toán sợ không có đường ra"
Phát biểu tại phiên họp, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa nói, về nguồn lực chống dịch Covid-19 nếu tính toán, soi kỹ để bảo đảm chính xác thì rất khó.
"Tôi đã làm việc với một số tỉnh, nhất là TP.HCM, các đồng chí có ý kiến là đến lúc dịch cứ tiêu thôi, không phân nguồn nào là ngân sách", ông Họa chia sẻ.
Phó tổng Kiểm toán cũng cho biết là đã rà soát thì hiện tại có đến gần 50 văn bản ban hành từ công văn, thông tư, nghị định chỉ liên quan đến Covid-19.
Ông Hoạ cũng nêu khó khăn là qua kiểm toán thấy nhiều khoản kinh phí chuyển từ Mặt trận sang Bộ Y tế thì không chi được vì vướng cơ chế chính sách, nhất là mua sắm trang thiết bị. Nếu không có cơ chế gỡ vướng sớm thì ngành y tế không tiến hành mua sắm phục vụ khám chữa bệnh được
"Nhân đây, báo cáo Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện tại, Thanh tra Chính phủ đã có quyết định số 621 ngày 16/11/2021 thực hiện thành tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại Bộ Y tế, TP. Hà Nội và TP.HCM.
"Kiểm toán xin ý kiến là chúng tôi giới hạn không kiểm toán việc mua sắm này, vì nói thật khi vào kiểm toán thì chúng tôi sợ không có đường ra. Vì mua sắm mỗi ông một kiểu, vì dịch, lúc đó mua được là mua thôi. Tôi có ngồi với đồng chí Chủ tịch Đồng Nai, TP.HCM thì lúc bây giờ bằng mọi giá để có, áp các thước đo vào thì rất khó", ông Vũ Văn Họa nói.
-
GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc” -
Việt Nam - Singapore nối tiếp đà phát triển tích cực -
GS. Augustine Hà Tôn Vinh: Kinh tế thị trường định hướng XHCN là đột phá, sáng tạo -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Phần Lan -
Lý do một số cửa hàng xăng dầu tại TP.HCM "nghỉ Tết" -
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới một tương lai sôi động và thú vị -
Quản lý thị trường kiểm tra một số cây xăng "nghỉ Tết"
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm