-
Chuỗi hoạt náo của FE CREDIT: Nhộn nhịp khách hàng đến tư vấn và nhận quà -
Kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng khởi sắc trong năm 2025 -
Chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân trước ung thư giai đoạn sớm -
SeABank được chấp thuận bán toàn bộ vốn tại Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service -
Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng khai và nộp thuế thay cho Agoda, Booking, AirBnb, Paypal -
Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường đầu năm 2025
Hiện Công ty sạch nợ với ngân hàng và tín dụng trở lại bình thường. Tại thời điểm 30/9/2021, nợ vay tài chính của doanh nghiệp là 732 tỷ đồng và chủ yếu vay ngắn hạn chiếm 720,6 tỷ đồng.
Nhưng trong đó, khoản vay Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) gần 123,3 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán khi kỳ hạn trả gốc và lãi từ năm 2016.
Lãi suất khoản vay này là 8,5%/năm và được đảm bảo bằng 12.859 m3 gỗ nguyên liệu các loại thành phẩm của nhóm công ty.
Ngoài ra, quý III/2021 vừa qua, Công ty phát sinh khoản vay 102 tỷ đồng từ Chủ tịch HĐQT Mai Hữu Tín với lãi suất 12%/năm.
Đồng thời, doanh nghiệp gỗ này còn khoản nợ 105 tỷ đồng với bà Đoàn Thụy Diễm Huyền cùnglãi suất 12%/năm và gần 363 tỷ đồng vay tín chấp ông Bùi Hồng Minh có lãi suất tính bằng lãi tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trả sau của Vietcombank (năm 2020 là 6,5%/năm).
DongA Bank bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 8/2015 sau khi kết quả thanh tra cho thấy, trong giai đoạn 2012 trở về trước, nhà băng có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của Đông Á.
Ngân hàng Đông Á cho biết, đã thu hồi 17.036 tỷ đồng nợ xấu tính từ khi bị kiểm soát đặc biệt đến ngày 31/8/2019, số còn lại khoảng 24.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 đến nay tình hình hoạt động của DongA Bank không được ngân hàng tiết lộ.
DongA Bank được thành lập đầu thập niên 90 với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, tiền thân là các công ty trực thuộc ban Tài chính của UBND TP HCM và quận Phú Nhuận. Khi đó định hướng chính vào việc phát triển lĩnh vực bán lẻ, lấy nền tảng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương...
Qua hơn 2 thập kỷ, DongA Bank đã nâng quy mô vốn lên khoảng 5.000 tỷ đồng, trở thành một trong những nhà băng đi đầu về bán lẻ và áp dụng công nghệ thông tin.
Theo số liệu đã kiểm toán của Ernst & Young tại thời điểm 31/12/2018, nhà băng lỗ lũy kế và âm vốn chủ sở hữu.
Do đó, để bù đắp vốn chủ sở hữu, đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ đạt mức tối thiểu theo quy định là 3.000 tỷ đồng, nhà băng phải bổ sung vốn điều lệ theo phương án chào bán cổ phần (phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành riêng lẻ).
Tuy nhiên, DongA Bank không thể phát hành cổ phiếu ra công chúng vì không đáp ứng điều kiện chào bán khi đang lỗ lũy kế. Vì vậy, phát hành cổ phần riêng lẻ là lựa chọn duy nhất của ngân hàng.
Theo đó, ngân hàng chỉ được phép chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư (không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp). Trước khi phát hành, vốn điều lệ về mặt sổ sách của ngân hàng là 5.000 tỷ đồng.
Ngân hàng sẽ chào bán đủ lượng cổ phần để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng, ưu tiên phát hành cho cổ đông hiện hữu.
Tuy nhiên, phương án chào bán cổ phần để bổ sung vốn điều lệ của DongA Bank đã không được cổ đông thông qua tại đại hội cổ đông của DongA Bank vào ngày 12/10/2019 khi chỉ có 63% số cổ đông đồng ý.
Nhưng phải có tỷ lệ 65% cổ đông đồng ý mới đạt yêu cầu nên phương án chào bán cổ phần để bổ sung vốn điều lệ của DongA Bank đã không được đại hội cổ đông Ngân hàng thông qua.
DongA Bank cho biết, báo cáo lên Ngân hàng Nhà nước để xem xét tái cơ cấu theo phương án khác. Nhưng từ cuối năm 2019 đến nay, các thông tin về DongA Bank ra thị trường rất hạn chế.
Trong một diễn biến khác, trên thị trường xuất hiện thông tin DongA Bank sẽ về cùng nhà với một ngân hàng cổ phần khác có trụ sở trên địa bàn TP.HCM để tái cơ cấu nợ. Tuy nhiên, hiện thông tin trên vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước cũng như 2 ngân hàng tiết lộ.
-
Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng khai và nộp thuế thay cho Agoda, Booking, AirBnb, Paypal -
Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường đầu năm 2025 -
Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
Tín dụng bất động sản vẫn chảy vào doanh nghiệp -
Tiếp tục chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu trong vài ngày tới -
SHB và Tasco ký kết hợp tác toàn diện -
Chưa có hiện tượng tiền gửi "chạy" từ ngân hàng này sang ngân hàng khác
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả