-
Quảng Trị: Nhà đầu tư kiến nghị gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án trọng điểm -
Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng -
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công -
Hưng Yên thu hút các dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao -
Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đổ xô đầu tư
Tháng 11/2016, trong chuyến thăm của Tổng thống Ireland tới Việt Nam, đã có 2 hai thỏa thuận hợp tác đầu tư phát triển điện gió được ký kết. Đó là thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Phú Cường, Công ty Mainstream Renewable Power và Công ty General Electric Việt Nam về Dự án điện gió công suất 800 MW, vốn đầu tư 2 tỷ USD tại tỉnh Sóc Trăng.
Thoả thuận còn lại trị giá 200 triệu USD giữa Công ty Mainstream Renewable Power với Công ty Thái Bình Dương để xây dựng nhà máy điện gió công suất 140 MW tại Bình Thuận.
Điện gió Phú Lạc (Bình Thuận) - một trong 4 dự án điện gió tại Việt Nam đã đi vào vận hành thương mại. Ảnh: Đ.T |
Theo Quy hoạch Phát điện điện lực 7 điều chỉnh, tổng công suất phong điện của Việt Nam sẽ tăng lên 800 MW vào năm 2020 và đạt 2.000 MW vào năm 2025, rồi lên 6.000 MW vào năm 2030.
Mục tiêu trên so với tiềm năng điện gió của Việt Nam xem ra không thấm vào đâu. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, trữ lượng gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW và có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất trong khu vực. Cụ thể, có tới 8,6% diện tích đất liền của Việt Nam rất giàu tiềm năng, thuận lợi cho việc lắp đặt các tua-bin gió lớn. Con số tương ứng của Campuchia là 0,2%, Lào là 2,9% và Thái Lan là 0,2%.
Ngoài điện gió, các nhà đầu tư vào năng lượng sạch còn quan tâm đến điện mặt trời. Mục tiêu đặt ra là nâng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể như hiện nay lên khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và 12.000 MW đến năm 2030. Nghĩa là, từ nay đến năm 2020, phải xây dựng hơn 200 MW điện mặt trời/năm; giai đoạn 2020 - 2025, phải lắp đặt hơn 600 MW/năm và 5 năm tiếp theo, phải lắp đặt 1.600 MW/năm mới đạt kế hoạch đề ra.
Số liệu của Hiệp hội Năng lượng sạch cho thấy, cả nước đã có khoảng 30 nhà đầu tư xúc tiến lập các dự án điện mặt trời có công suất từ 20 đến trên 300 MW tại một số địa phương, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung. Trong đó, đáng chú ý là Dự án của Công ty Đầu tư và Xây dựng Thiên Tân (tại tỉnh Quảng Ngãi và Ninh Thuận) và Dự án Tuy Phong do Công ty TNHH Doosung Vina (Hàn Quốc) đầu tư với quy mô 66 triệu USD, công suất 30 MW tại tỉnh Bình Thuận.
Ngay Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng dự định triển khai 2 dự án trên đất liền tại Thủy điện Trị An (tỉnh Đồng Nai) và dự án nổi trên mặt nước tại hồ thủy điện Đa Mi (tỉnh Bình Thuận).
Ngoài ra EVN cũng vừa đề xuất với tỉnh Ninh Thuận về việc đầu tư dự án điện mặt trời với tổng vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng, công suất 200 MW trên diện tích 400 ha tại xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, với kế hoạch khởi công trong năm 2018.
Nút thắt giá
Nút thắt lớn nhất khiến các dự án năng lượng sạch khó tiến triển là giá mua điện.
Hiện giá mua điện gió là 7,8 UScent/kWh với điện gió trên bờ và 9,8 UScent/kWh với các dự án ngoài khơi. Thực tế, chỉ có 4 dự án điện gió vận hành với tổng công suất gần 160 MW so với 5.700 MW đăng ký là minh chứng cụ thể.
Tại Dự án điện gió Phú Lạc (Bình Thuận), theo tính toán, với 35 triệu euro vay của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), mỗi năm, nhà máy phải trả 3 triệu euro tiền nợ, tương đương 70 tỷ đồng. “Nếu thời tiết lý tưởng, nhà máy có thể đạt doanh thu khoảng 100 tỷ đồng/năm thì sau khi trả nợ vẫn còn 30 tỷ đồng để trang trải chi chí vận hành và nghĩa vụ thuế”, đại diện doanh nghiệp cho biết.
Giá mua điện gió của Việt Nam được đánh giá là khá thấp, chỉ 7,8 UScent/kWh, trong khi Thái Lan là 20 UScent/kWh, Philippines là 29 UScent/kWh, Nhật Bản là 30 UScent/kWh.
Đối với điện mặt trời, Dự thảo về mức giá mua điện đang được xem xét là 11,2 UScent/kWh với dự án có nối lưới, quy mô không quá 100 MW và tương đương 15 UScent/kWh với các dự án lắp trên mái nhà để tự dùng và bán lại cho ngành điện khi thừa, được xem là tín hiệu vui cho các nhà đầu tư điện mặt trời.
Ông Đặng Đình Thống, một chuyên gia thuộc Hiệp hội Năng lượng sạch cho hay, những năm gần đây, tốc độ phát triển điện mặt trời rất nhanh, chủ yếu do suất đầu tư giảm nhanh. Nếu như suất đầu tư và giá điện gió gần như không thay đổi, thì giá điện mặt trời đã giảm xuống xấp xỉ bằng điện gió và có thể cạnh tranh được với điện từ các nhiên liệu hóa thạch. Song khi có giá chính thức cho điện mặt trời vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
-
Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long -
TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch -
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM -
Quảng Bình mời gọi đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới mở rộng -
Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính -
An Giang xúc tiến đầu tư tại TP.HCM
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond