
-
Chủ tịch Đà Nẵng: Đầu tư công giữ vai trò dẫn dắt, kích hoạt dòng vốn xã hội
-
Đề xuất tái khởi động Dự án Cảng ICD Long Bình, TP.HCM theo hình thức PPP mới
-
Bộ Công thương giục địa phương báo cáo tình hình thực hiện Quy hoạch điện
-
Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
Kinh tế năm 2025: Tăng tốc “khoán tăng trưởng” -
Chủ tịch Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh các thủ tục dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ
Khởi công rồi nằm chờ thủ tục
Với lượng rác phát sinh gần 10.000 tấn mỗi ngày, TP.HCM rất cần các nhà máy đốt rác phát điện để xử lý số lượng rác “khổng lồ” này.
Vào tháng 8/2019, Công ty cổ phần Vietstar (Công ty Vietstar) đã khởi công nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại huyện Củ Chi (TP.HCM) với tổng vốn đầu tư 400 triệu USD. Nhà máy dự kiến vận hành giai đoạn I vào năm 2020, xử lý 2.000 tấn rác/ngày; đến năm 2021, công suất xử lý đạt 4.000 tấn/ngày.
Sau 5 năm khởi công, đến nay, dự án này vẫn chưa thể tiến hành xây dựng. Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, ban đầu hai dự án đốt rác phát điện này gặp vướng mắc do chưa đưa vào quy hoạch quốc gia về phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn. Do chưa nằm trong quy hoạch, nên suốt thời gian dài, dự án phải nằm chờ để bổ sung vào quy hoạch.
Theo thông tin mà phóng viên Báo Đầu tư có được, đến nay, cả hai dự án nhà máy đốt rác phát điện vẫn chưa được cấp giấy phép xây dựng để tiến hành thi công.
“Rừng” thủ tục chưa tháo gỡ xong
Từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư liên tục gửi văn bản đến UBND TP.HCM và các sở, ngành đề nghị tháo gỡ vướng mắc về thủ tục để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhằm đưa dự án vào khai thác. Ngày 25/6/2024, Công ty cổ phần Vietstar có Văn bản số 032/VST-DA gửi Sở Xây dựng TP.HCM đề nghị hỗ trợ cấp phép xây dựng Dự án.
Phía Công ty Vietstar cho biết, các thủ tục liên quan phòng cháy chữa cháy, thủ tục về đánh giá tác động môi trường đã được doanh nghiệp nộp cho các cơ quan chức năng, song đến nay chưa được phê duyệt. Trong đó, hồ sơ thiết kế xây dựng công trình chưa được Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an TP.HCM) thẩm duyệt.
Còn báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án do đã quá hạn 24 tháng dự án chưa triển khai, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn và cho ý kiến rằng, báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Vietstar vẫn còn hiệu lực sau ngày Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực.
Với mục tiêu đưa nhà máy đốt rác phát điện Vietstar đi vào hoạt động trước ngày 31/12/2026 như đã cam kết với UBND TP.HCM, nhà đầu tư kiến nghị Sở Xây dựng hỗ trợ cấp giấy phép xây dựng trong thời gian sớm nhất.
Liên quan vấn đề này, ngày 2/7/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 6401/STNMT-CTR gửi Sở Xây dựng TP.HCM đề nghị hỗ trợ tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp giấy phép xây dựng của Công ty Vietstar.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, việc xem xét cấp giấy phép xây dựng là có cơ sở vì dự án này đã được Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ triển khai thủ tục liên quan.
Hơn nữa, nhà đầu tư đã hoàn thiện các nội dung như hướng dẫn của Sở Xây dựng. Hiện tại, do việc triển khai công tác thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy của dự án kéo dài thời gian hơn dự kiến do đây là nội dung mới vừa được Bộ Công an ủy quyền cho Công an TP.HCM theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP.
Đơn vị quản lý về môi trường của TP.HCM cho rằng, việc hỗ trợ tiếp nhận hồ sơ, tiến hành cấp giấy phép xây dựng sẽ giúp nhà đầu tư có thể đầu tư xây dựng trong tháng 7/2024 để sớm đưa dự án vào vận hành như cam kết với UBND Thành phố.

-
Chủ tịch Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh các thủ tục dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Quy định mới về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích có hiệu lực từ ngày 1/9/2025 -
Giải thể Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai sửa đổi -
Thủ tướng yêu cầu thông xe cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cuối năm nay -
Bảo đảm tiến độ các dự án đường sắt trọng điểm quốc gia -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa -
Giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2025
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển