-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
Đầu tư ít, quyền lợi nhiều
Tháng 8/2008, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản 1385/TTg-KTN đồng ý về nguyên tắc CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo làm chủ đầu tư các dự án: Nhà máy điện Kiên Lương 1 công suất 1.200 MW, thời gian đưa vào hoạt động 2013-2014; Nhà máy điện Kiên Lương 2 công suất 1.200-2.000 MW, thời gian đưa vào hoạt động 2015-2016 và cảng nước sâu Nam Du.
Dự án nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1. |
Đây được xem là bước đột phá quan trọng với các doanh nghiệp tư nhân trong nước khi được giao làm nhà máy điện có công suất lớn, bởi ở thời điểm đó, ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, đều là những doanh nghiệp nhà nước lớn, việc đầu tư các dự án điện quy mô trên 1.000 MW đều đến từ các doanh nghiệp nước ngoài theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao). Sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong nước ở các dự án BOT điện này chỉ giữ tỷ trọng khiêm tốn.
Trước thời điểm được đồng ý về nguyên tắc làm chủ đầu tư, tháng 4/2008, Tập đoàn Tân Tạo (ITA) đã truyền thông rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin về trung tâm nhiệt điện có quy mô lớn nhất Việt Nam, do một nhà đầu tư tư nhân triển khai khi đó được xem như một cú hích cho cổ phiếu ITA trong thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở đỉnh cao.
Khi đó, không ít chuyên gia đã đặt câu hỏi: “ITA có đủ khả năng để phát triển một dự án điện quy mô lớn, vốn đầu tư lớn với nguyên liệu than phải nhập khẩu hoàn toàn như Kiên Lương và bán lại điện với giá hợp lý hay không?”.
Đây không phải là câu hỏi thừa, bởi trước đó, ITA chưa hề đầu tư một dự án điện nào, không sở hữu hay có quyền khai thác một mỏ than nào ở trong và ngoài nước, để có thể cung cấp 15 triệu tấn than/năm cho Dự án Nhiệt điện Kiên Lương 1 và nhất là giá điện bán lẻ tới người tiêu dùng khi đó chỉ là 842 đồng/kWh.
Sau khi được đồng ý cho chuyển chủ đầu tư sang CTCP Năng lượng Tân Tạo (TEC, cùng thuộc ITA) vào tháng 6/2009, Dự án Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1 và Kiên Lương 2 vẫn không thể đẩy nhanh tốc độ triển khai.
Với hình thức đầu tư ban đầu là xây dựng - vận hành - sở hữu (BOO), Dự án Nhiệt điện Kiên Lương 1 đã được tỉnh Kiên Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư với quy mô 1.200 MW vào tháng 7/2009. Nhưng cũng chính việc lựa chọn hình thức BOO đã khiến Dự án khó khăn, khi nhà đầu tư muốn được Chính phủ bảo lãnh toàn bộ cho các nghĩa vụ của mình để xây dựng, vận hành Nhà máy.
Theo các chuyên gia, ở hình thức BOT, nhà đầu tư vận hành thu lợi nhuận trong khoảng 20 năm sẽ chuyển giao lại cho Nhà nước Việt Nam vận hành, thì với hình thức BOO, nhà đầu tư sẽ sở hữu vĩnh viễn nhà máy.
Như vậy, với số vốn ban đầu có thể chiếm 15-20% tổng vốn đầu tư dự án, nếu được Chính phủ bảo lãnh cho vay vốn nước ngoài, để rồi nhà máy lại là của riêng nhà đầu tư thì khó tạo ra sự công bằng với các nhà đầu tư khác. Chưa kể, nếu chủ đầu tư mang bán dự án cho các nhà đầu tư nước ngoài khác, thì các ưu đãi cho dự án BOO lại chảy ra ngoài.
Được biết, trong các thông báo của mình tới các cơ quan hữu trách, ITA cũng đề cập việc tìm kiếm thêm các nhà đầu tư nước ngoài để góp vốn làm dự án này.
Ì ạch BOT
Tháng 2/2014, Chính phủ đã đồng ý cho TEC chuyển đổi đầu tư sang hình thức BOT. Tiếp đó, tháng 12/2015, Bộ Công thương và chủ đầu tư đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc phát triển Dự án Nhiệt điện Kiên Lương 1 theo hình thức BOT với thời hạn hiệu lực là 48 tháng, nghĩa là MOU sẽ hết hiệu lực vào ngày 11/12/2019. Dẫu vậy, hình thức đầu tư mới cũng không khiến Dự án tiến triển nhanh hơn.
Theo báo cáo 1488/UBND-KTTH của UBND tỉnh Kiên Giang (tháng 9/2017), giai đoạn 2009-2013, chủ đầu tư đã thực hiện một phần công tác giải phóng mặt bằng, san lấp địa điểm xây dựng của Dự án Nhiệt điện Kiên Lương 1. Nhưng từ cuối năm 2011, Dự án bắt đầu đình trệ, chủ đầu tư không thực hiện nghĩa vụ nộp tiếp tiền sử dụng đất và cũng không thực hiện thủ tục xin gia hạn nộp tiền sử dụng đất theo quy định.
Tại Quyết định 1208/QĐ-TTg (tháng 7/2011) của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Điện VII, Nhà máy điện Kiên Lương 1 dự kiến vận hành năm 2019, Nhà máy điện Kiên Lương 2 dự kiến vận hành năm 2020.
Tuy nhiên, vẫn theo báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang, khi chuyển đầu tư sang hình thức BOT, giai đoạn 2014-2015, chủ đầu tư chưa thực hiện thêm bất cứ công việc gì với Dự án Kiên Lương 1. Với Dự án Kiên Lương 2, chủ đầu tư cũng không thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Còn Dự án Cảng nước sâu Nam Du, ngoài khảo sát thực địa, đo đạc ngoại nghiệp và lên phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, lấy ý kiến hoàn chỉnh, đến nay TEC chưa triển khai thêm gì.
Sự chậm trễ trong triển khai Dự án Nhiệt điện BOT Kiên Lương 1 cũng khiến tỉnh Kiên Giang phải nhiều lần nhắc tới việc thu hồi Dự án với Bộ Công thương.
Theo đánh giá của tỉnh Kiên Giang, từ năm 2011, chủ đầu tư không triển khai Dự án, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tác động tới đời sống nhân dân, tạo dư luận không tốt cho công tác quản lý nhà nước. Người dân ở vùng dự án cũng không đồng tình với việc triển khai dự án bởi lo ảnh hưởng đến môi trường, đời sống, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản...
Vào tháng 3/2016, tại Quyết định 428/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Điện VII, các Nhà máy điện Kiên Lương 1 và Kiên Lương 2 không còn có tên trong danh mục các dự án nguồn điện giai đoạn 2030. Tỉnh Kiên Giang cho biết, tỉnh không thể liên lạc được với chủ đầu tư của Dự án để trao đổi và bàn hướng xử lý.
Cơ hội nào?
Trong động thái mới nhất, ngày 31/8/2018, TEC đã có công văn gửi Bộ Công thương cho rằng, việc loại bỏ Dự án Kiên Lương 1 ra khỏi Quy hoạch điện VII điều chỉnh là nguyên nhân chính dẫn đến Dự án không thể triển khai được.
Theo TEC, Dự án Nhiệt điện Kiên Lương 1 đã được Chính phủ giao TEC nghiên cứu, đầu tư và phát triển. Đến năm 2014, để tháo gỡ vướng mắc cho Dự án về việc cấp bảo lãnh của Chính phủ (GGU), TEC đã chấp nhận chuyển sang đầu tư theo hình thức BOT để Dự án sớm được triển khai. “Ngay sau đó, TEC đã đàm phán MOU với Tổng cục Năng lượng và đã ký kết MOU vào tháng 12/2015, thống nhất ngày vận hành thương mại Dự án vào năm 2025”, báo cáo gửi Bộ Công thương của TEC cho biết.
TEC cũng phủ nhận thông tin cho rằng, cơ quan hữu quan đã không thể liên lạc được với tập đoàn này trong thời gian qua do luôn có người, có số điện thoại tại địa chỉ đăng ký.
“Khi ngừng Dự án Kiên Lương 1, doanh nghiệp đã chịu rất nhiều sức ép từ đối tác là các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, nếu muốn thu hồi Dự án, Tập đoàn đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương, UBND tỉnh Kiên Giang đền bù thỏa đáng cho cả Tập đoàn Tân Tạo và cho các nhà đầu tư nước ngoài vì đã đầu tư rất nhiều vào Dự án”, văn bản của TEC viết và cho hay, để phát triển dự án này, họ đã đầu tư 270 triệu USD và đang phải trả lãi cho khoản đầu tư này.
Do vậy, để không gây lãng phí với chi phí lớn bỏ ra, thì phương án tối ưu nhằm giải quyết vướng mắc hiện nay, theo Tập đoàn Tân Tạo, đó là bổ sung Dự án Kiên Lương 1 vào Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia nhằm đấu nối với hệ thống truyền tải điện quốc gia.
Bình luận về đề nghị này của TEC, một chuyên gia có kinh nghiệm về các dự án BOT điện cho hay, ngay cả khi đề nghị này được chấp nhận, thì việc triển khai Dự án cũng không dễ đẩy nhanh theo đúng tiến độ đã thỏa thuận với Bộ Công thương.
“Việc triển khai dự án BOT sẽ gặp khó khăn do yêu cầu bảo lãnh Chính phủ bởi quy định cấp bảo lãnh theo Luật Quản lý nợ công rất chặt chẽ, khó đáp ứng. Chưa kể, nếu vẫn là nhà máy nhiệt điện than, thì sẽ gặp phải sự phản đối của người dân tại địa phương do lo ngại vấn đề môi trường”, vị này nói. Theo ông, do tính chất đặc thù của dự án BOT điện, nên khi dự án chưa hoàn thành thủ tục, chưa ký hợp đồng BOT với Bộ thì về phía Bộ Công thương và Chính phủ không có lý do gì mà bồi thường.
-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai
-
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào -
Năm 2024, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng 57,7% -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả