-
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng) -
Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp Hòa Yên tổng mức đầu tư 3.745 tỷ đồng -
Quảng Trị: Nhà đầu tư kiến nghị gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án trọng điểm -
Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng -
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công
Vướng thủ tục, đi không xong
Dự án Nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Công ty TNHH Sản xuất First Solar Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 18/1/2011 và được khởi công vào tháng 3/2011.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, cuối năm 2012, dự án có tổng vốn đầu tư cam kết cho giai đoạn I là 300 triệu USD, với công suất sản phẩm tương đương 250 MW/năm, sẽ đi vào hoạt động.
Những vướng mắc của First Solar sắp được tháo gỡ để Dự án của Tập đoàn này... tạm biệt thị trường Việt Nam |
Cần phải nhắc lại là, ngoài việc tổng mức đầu tư của cả dự án dự kiến lên đến 1,2 tỷ USD, thì đây là nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời theo công nghệ hiện đại màng mỏng đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam.
Dự án này được khởi công đã mang theo bao kỳ vọng, không chỉ bởi đây là dự án có quy mô cực lớn, mà còn là nhà máy áp dụng công nghệ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau những kỳ vọng là sự thất vọng, bởi chỉ 8 tháng sau ngày khởi công, chủ đầu tư đã công bố tạm dừng thực hiện dự án.
Khi đó, giải thích cho việc này, một lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn First Solar cho rằng, do sự mất cân bằng cung - cầu về sản phẩm pin năng lượng mặt trời trên thị trường toàn cầu.
Đến tháng 7/2012, dư luận lại xôn xao về dự án khủng này, khi Công ty Tư vấn bất động sản Cushman & Wakefield lên tiếng rằng, họ đang đại diện cho First Solar để tìm nhà đầu tư mua lại nhà xưởng tại Khu công nghiệp Đông Nam. Theo đó, nhà xưởng mà First Solar đã đầu tư xây dựng rộng 113.000 m2, trong đó có 107.000 m2 dành cho sản xuất. Nhà đầu tư mong muốn sẽ hoàn tất việc bán nhà máy trong khoảng 12 tháng.
Như vậy, thay vì việc đưa giai đoạn I của Dự án đi vào sản xuất thương mại theo lịch trình được nêu trong giấy phép, thì chỉ sau hơn 1 năm khởi công, dự án tỷ đô của First Solar đã nói lời chia tay với thị trường Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, với các dự án như First Solar, thông thường sẽ có hai cách để nhà đầu tư dừng thực hiện dự án. Thứ nhất, chuyển nhượng vốn cho đối tác khác và trong trường hợp này, đối tác phải giữ nguyên ngành nghề, mức đầu tư… mà First Solar đã đăng ký. Thứ hai, chuyển nhượng tài sản (nghĩa là bán nhà xưởng), thì nhà đầu tư phải có các thủ tục pháp lý cơ bản về quyền sở hữu đất đai, quyền sở hữu tài sản trên đất.
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo hồi tháng 10/2013, đại diện của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho biết: “Nhà xưởng của Dự án cũng thu hút sự quan tâm của một số nhà đầu tư nước ngoài, nhưng chưa thể chuyển nhượng vì vướng các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai và nhà xưởng”.
Đã có thể “khai tử”
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn ngày 29/5, bà Bùi Thị Nữ, Trưởng phòng Quản lý doanh nghiệp (Hepza) cho biết, dự án của First Solar có vốn đầu tư lớn hàng tỷ đô, công nghệ sử dụng được đánh giá là công nghệ cao, rất khó tìm nhà đầu tư phù hợp thay thế để giữ nguyên toàn bộ dự án như ban đầu, nên trong thời gian qua, chủ đầu tư đang triển khai theo cách chuyển nhượng tài sản.
Theo bà Nữ, đến thời điểm này, đã có hướng tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục pháp lý của Dự án First Solar. Cụ thể, cơ quan chức năng đang hoàn tất các thủ tục, ra quyết định về bàn giao đất. Trên cơ sở đó, sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản, công trình trên đất cho doanh nghiệp.
“Hiện nay, các thủ tục, quyết định này đang được chuyển đi công chứng”, bà Nữ nói và cho rằng, đã hoàn thành cơ bản các thủ tục pháp lý để chủ đầu tư có thể thực hiện bán nhà xưởng cho đối tác.
Bà Nữ cũng xác nhận, Công ty Tư vấn bất động sản Cushman & Wakefield sẽ đại diện cho chủ đầu tư thực hiện các thủ tục và đơn vị này có sự phối hợp với Hepza, các ngành chức năng của Thành phố để đẩy nhanh tiến độ…
Một báo cáo của Hepza vào tháng 9/2013 xác nhận, dự án của First Solar đang tạm ngưng hoạt động do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Tổng số vốn mà chủ đầu tư đã góp là 50 triệu USD và công ty chưa đăng ký lao động do dự án chưa hoạt động… Trong khi đó, theo các thông tin khác, tổng vốn đầu tư mà First Solar dành để xây dựng nhà xưởng là gần 100 triệu USD, thậm chí có thể lên đến 130 triệu USD.
Như vậy, những vướng mắc về thủ tục pháp lý của dự án First Solar đã cơ bản được tháo gỡ. Và gần như chắc chắn, chủ đầu tư sẽ thực hiện việc chuyển nhượng, bán tài sản là nhà xưởng đã xây dựng.
TIN LIÊN QUAN | |
Siêu dự án Saigon Sunbay: 7 năm xây một bức tường | |
Exxon Mobil xúc tiến dự án 20 tỷ USD tại Việt Nam | |
6 dự án tỷ đô vào Việt Nam từ đầu năm |
Hồng Sơn
-
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công -
Sửa luật để thêm ưu đãi đón “đại bàng” -
Hưng Yên thu hút các dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao -
Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long -
TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch -
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam