
-
Ưu đãi lên đến 20% nhân dịp VNPT oneSME kỷ niệm 1 năm ra mắt
-
Việt Nam sẽ có Bộ chỉ số đo lường đổi mới sáng tạo trong khu vực công
-
Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
-
Bộ Thông tin và Truyền thông có thêm 2 đơn vị mới về chuyển đổi số
-
“Tiếp sức” đường đua chuyển đổi số và tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Nhà mạng đề xuất giải pháp để Mobile Money bứt tốc
Trong khuôn khổ gói hỗ trợ “Mở rộng thị trường” cho các doanh nghiệp Việt, từ ngày 24/5/2022 tới ngày 30/6/2022, Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam USAID IPSC đã tổ chức khóa đào tạo: “Thương mại điện tử - tính tất yếu trong thời đại 4.0”. Sau 5 tuần diễn ra khóa học, dự án tiếp tục tổ chức sự kiện Kết nối Kinh doanh với sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đã và đang tham gia các chương trình đào tạo được học hỏi các kinh nghiệm thành công, thực chiến từ các chuyên gia khách mời đại diện sàn thương mai điện tử Amazon Global Selling và Shopee.
Mở đầu sự kiện, bà Nguyễn Thị Tố Uyên, Trưởng hợp phần Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của Dự án USAID IPSC, chia sẻ: “IPSC là dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ quản. Thực hiện trong vòng 5 năm, dự án nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ đang tăng trưởng, đưa các sản phẩm Việt ra thị trường khu vực và thế giới. Một trong những mục tiêu của dự án là hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường qua các kênh bán hàng, trong đó có thương mại điện tử”
Xây dựng kênh thương mại điện tử xuyên biên giới
Có mặt tại buổi kết nối, bà Natalie Thuận Ngô, Quản lý Phát triển kinh doanh của Amazon Global Selling, cho biết 60% doanh thu bán lẻ của Amazon đến từ các nhà bán hàng bên thứ 3. Với độ phủ sóng tại 21 thị trường, 200 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hơn 300 triệu khách hàng, sàn Amazon mở ra cơ hội lớn để phát triển kinh doanh và xuất khẩu, đưa sản phẩm Việt đi ra thế giới. Hiện Việt Nam là một thị trường mới nổi mà Amazon đang rất tập trung
![]() |
Bà Natalie Thuận Ngô, Quản lý Phát triển kinh doanh |
Các doanh nghiệp tham gia được hướng dẫn các bước cụ thể bắt đầu kinh doanh, đăng ký tài khoản, xây dựng gian hàng trực tuyến… trên Amazon. Đặc biệt, đại diện sàn cũng thực hành, hướng dẫn trực quan và phân tích cụ thể cách sử dụng các công cụ phân tích kinh doanh từ Amazon cũng như các phần mềm bổ trợ khác, giúp doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường và quản lý cửa hàng Amazon.
Trả lời câu hỏi của đại diện TIDISUN, bà Vân Phương về bí quyết tăng truy cập trên gian hàng Amazon, bà Thuận Ngô cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ quảng cáo “sponsored” của Amazon để sản phẩm có thể được hiển thị lên trang đầu tiên, hay tham gia các chương trình dành cho các reviewer chuyên nghiệp của Amazon – Amazone Vine, kết hợp với chiến lược kéo traffic từ bên ngoài như từ tiktok, instagram, các trang mạng xã hội…
Nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường, bà dẫn ra câu chuyện về một doanh nghiệp nội thất gỗ đang gặp khó bởi mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ là giường có kích thước lớn, mất nhiều chi phí, nhiều đối thủ cạnh tranh. Nhưng nhận thấy nhu cầu của người dùng tại Mỹ về việc thay chân giường cao để sử dụng robot hút bụi, doanh nghiệp đã chuyển hướng xuất khẩu các sản phẩm bộ chân giường tự lắp ráp và thu về kết quả thành công.
Bí quyết nghìn đơn trên Shopee
Bà Cao Thanh Thảo Nguyên, Chuyên viên đào tạo Học viện Shopee – Shopee Uni, lưu ý các doanh nghiệp nên xác định phễu sản phẩm, phân chia rõ ra thành sản phẩm mồi (sản phẩm thu hút lượng truy cập); Sản phẩm chủ lực (Sản phẩm mang lợi nguồn doanh thu ổn định), Sản phẩm lợi nhuận (Sản phẩm gia tăng lợi nhuận ở mức cao).
![]() |
Bà Cao Thanh Thảo Nguyên, Chuyên viên đào tạo Học viện Shopee |
Chuyên gia từ Shopee cũng phân tích cụ thể cách thức tối ưu từng chỉ số trong doanh số bán hàng.
Mỗi doanh nghiệp tham gia đều có cơ hội giới thiệu sản phẩm, gian hàng và nêu vấn đề gặp phải trên các sàn thương mại điện tử. Các chuyên gia Shopee đã trực tiếp “thăm khám” từng gian hàng của doanh nghiệp, phân tích các chỉ số kinh doanh, từ đưa ra nhận xét và lời khuyên về chiến lược giá, tiềm năng thị trường, đến thay đổi bộ nhận diện, cách sắp xếp sản phẩm trên trang.
Sự kiện Kết nối Kinh doanh giữa doanh nghiệp và chuyên gia là một trong những hoạt động nằm trong Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (USAID IPSC).
Dự án sẽ cung cấp các chuyên gia tư vấn hàng đầu Việt Nam và các công ty tư vấn phát triển doanh nghiệp uy tín trong nước và quốc tế nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng và đưa sản phẩm mang thương hiệu Việt vươn ra thế giới.

-
Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới -
Mở rộng phạm vi điều chỉnh đến tất cả các loại giao dịch điện tử -
Giải cơn khát chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Đà Nẵng: Hơn 21,3 tỷ đồng đầu tư hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến -
68% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng, giao dịch qua kênh số sôi động -
Bộ Thông tin và Truyền thông có thêm 2 đơn vị mới về chuyển đổi số -
“Tiếp sức” đường đua chuyển đổi số và tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Những "họa sỹ nhí" từ cuộc thi "Kì nghỉ mơ ước" cùng Mường Thanh sắp lộ diện
-
PJICO tiếp tục nằm trong Top 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín năm 2022
-
KBank vào thị trường Việt Nam với mục tiêu tiếp cận 1,2 triệu khách hàng trong năm tới
-
“Muốn thành công thì không thể sợ mắc sai lầm”
-
Herbalife đồng hành cùng đoàn thể thao Việt Nam tham dự Para ASEAN Games 11
-
Chương trình “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” về đích tại Quảng Bình